Kỹ năng mềm là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người. Khi đi xin việc, nếu có kỹ năng mềm thì bạn cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và có cơ hội lọt vào phỏng vấn. Vậy kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm có thật sự quan trọng trong CV xin việc hay không? Cùng tìm hiểu các kỹ năng mềm trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn thành công hay thất bại trong công việc đôi khi dựa vào kỹ năng mềm của bản thân. Bạn càng có nhiều kỹ năng mềm thì càng dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về kỹ năng mềm trong CV.
Những điều bạn nên biết về kỹ năng mềm trong CV
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng, kỹ năng cứng là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng bạn học được ở trên trường học hoặc các khóa đào tạo. Còn kỹ năng mềm là những kỹ năng do bản thân bạn tự đúc kết và phát triển để trở nên hoàn thiện hơn.
Các kỹ năng mềm gồm có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sáng tạo,... Kỹ năng mềm quyết định sự thành công của mỗi con người, do đó kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết trong quá trình bạn đi xin việc.
Tìm hiểu thêm: Tiêu đề trong cv là gì? Cách đặt tiêu đề trong CV
Bạn có biết rằng những người thành công chỉ dựa trên 25% lý thuyết chuyên môn đã học được, còn phần còn lại dựa trên các kỹ năng mềm thiết yếu? Các kỹ năng cứng bạn có thể học được trong thời gian ngắn nhưng kỹ năng mềm thì cần trau dồi trong khoảng thời gian dài và cần thường xuyên tập luyện thì mới có thể thành thạo. Nhiều người khi ngồi trên ghế nhà trường có thành tích học tập rất tốt, tuy nhiên vì thiếu kỹ năng mềm nên đến lúc ra trường lại không thành công như mong đợi, do đó kỹ năng mềm rất quan trọng.
Vai trò của kỹ năng mềm đối với ứng viên và nhà tuyển dụng
Qua các kỹ năng mềm trong CV xin việc, ứng viên sẽ được khẳng định giá trị của bản thân mình với nhà tuyển dụng. Nếu bạn giỏi cả về trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm, bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá, “tỏa sáng” giữa các ứng viên khác và nắm chắc cơ hội bước vào vòng phỏng vấn.
Các kỹ năng cứng chỉ có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong các công việc hay ngành nghề nhất định, còn nếu có kỹ năng mềm bạn có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, dù cho bạn có làm trái ngành bạn học đi chăng nữa. Vì vậy, nếu bạn rèn luyện được các kỹ năng mềm, bạn sẽ “chiến thắng” các đối thủ cạnh tranh của mình một cách dễ dàng.
Nếu bạn có các kỹ năng mềm trong CV xin việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Mặt khác, nhà tuyển dụng cũng muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc và hoạt động nhóm, giao tiếp tốt,... sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc, thay vì những ứng viên chỉ có kiến thức chuyên môn nhất định. Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển các ngành như telesales, tư vấn viên, bán hàng,... thì kỹ năng mềm trong CV của bạn sẽ là yếu tố bắt buộc.
Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm ứng viên có kỹ năng mềm
Những ứng viên tiềm năng có cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng và họ sẽ đánh giá cao những ứng viên đó. Do vậy, ngoài những trình độ chuyên môn, bạn cần rèn luyện và trau dồi cho mình những kỹ năng mềm nhất định để có thể thành công nhé!
Dưới đây là các kỹ năng mềm bạn nên có trong CV xin việc của mình.
Bạn đã bao giờ cảm thấy bế tắc khi không giải quyết được những câu hỏi thắc mắc của khách hàng? Bạn bối rối khi những đồng nghiệp khác nói chuyện nhưng không biết tham gia ra sao? Sếp muốn bạn đưa ra ý kiến nhưng bạn lại lúng túng hoặc khó xử không trả lời được?... Nếu bạn đã từng rơi vào những hoàn cảnh như vậy, chắc chắn bạn sẽ biết được kỹ năng giao tiếp quan trọng đối với mỗi con người chúng ta ra sao.
Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong công việc
Hầu hết tất cả các công việc đều cần có kỹ năng giao tiếp, bạn muốn giao tiếp với đồng nghiệp, với khách hàng, với cấp trên,... một cách hiệu quả thì kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu. Trong CV xin việc cũng vậy, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những ứng viên có kỹ năng giao tiếp hay những kỹ năng mềm khác hơn là những ứng viên có kiến thức chuyên môn.
Ví dụ: Một ứng viên có bằng chuyên môn ngành Marketing xếp loại Khá nhưng có kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục khách hàng,... thì chắc chắn sẽ có khả năng trúng tuyển cao hơn ứng viên có bằng Marketing loại Giỏi nhưng không có bất kỳ kỹ năng mềm nào cần thiết cho công việc.
Ngoài ra, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có khả năng làm việc nhóm tốt hơn, kỹ năng thuyết trình của bạn cũng chuyên nghiệp hơn và bạn sẽ được nhận được cảm tình của nhiều người khác.
Nếu bạn có khả năng làm việc nhóm tốt, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao trong công việc. Thông thường, những người hoạt động nhóm sẽ nhanh chóng thành công hơn những cá nhân riêng lẻ, vì vậy kỹ năng làm việc nhóm được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong CV xin việc. Ví dụ: Tập đoàn Apple nhờ hỗ trợ và tiếp sức từ các đội nhóm hoạt động nên đã nhanh chóng thành công, trở thành một tập đoàn lớn mạnh.
Có khả năng làm việc nhóm tốt bạn sẽ trở nên thành công
Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những người làm việc nhóm tốt, luôn vui vẻ và biết cách truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở trong CV xin việc của ứng viên.
Những công ty giỏi và thành công sẽ không muốn tuyển những người chỉ biết “nghe lời”, thay vào đó họ muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng lập luận, tư duy và phản biện đúng lúc, đúng chỗ. Tư duy phản biện giúp bạn luôn có suy nghĩ và lập luận sáng tạo. Thay vì làm việc máy móc, khi bạn có khả năng tư duy phản biện, bạn sẽ dễ dàng thể hiện và chứng minh năng lực của bản thân.
Nhà tuyển dụng rất đề cao ứng viên có khả năng tư duy phản biện trong CV xin việc, đòi hỏi ứng viên có khả năng phân tích, sáng tạo trong những công việc như phát triển thị trường, nghiên cứu, quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh,... hay những ngành nghề chăm sóc sức khỏe đến kỹ thuật, giáo dục,... Những ứng viên có khả năng tư duy và phản biện sẽ dễ dàng hoàn thành các công việc một cách tốt nhất.
Biết tư duy và phản biện sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc
Cho dù bạn không ứng tuyển vào các vị trí chủ chốt như lãnh đạo hay vị trí quản lý, thì có khả năng lãnh đạo sẽ là lợi thế dành cho bạn, giúp bạn tiến xa hơn trong công việc và dễ dàng thành công hơn.
Nhà tuyển dụng cũng rất mong muốn tìm kiếm ứng viên có khả năng lãnh đạo để truyền cảm hứng, tạo động lực cho các thành viên khác trong công ty, thúc đẩy và khuyến khích họ ngày càng phát triển.
Nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn ứng viên của mình có khả năng thích nghi với môi trường làm việc nhanh chóng và chịu được áp lực cao trong công việc. Bạn là một người có khả năng thích nghi cao thì dù bạn làm việc trong hoàn cảnh hay môi trường nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập được với công việc và thích nghi một cách nhanh nhất.
Thích nghi và chịu được áp lực là kỹ năng cần có
Những công việc có môi trường làm việc áp lực hay có lượng công việc quá nhiều đòi hỏi bạn cần có kỹ năng này trong CV của mình.
Khi bạn có kế hoạch cụ thể và biết sắp xếp công việc hoàn chỉnh, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc theo mục tiêu đã đưa ra. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện các công việc đề ra, những công việc quan trọng hơn thì làm trước, còn những công việc không quan trọng thì làm sau. Ngoài ra, bạn cũng tạo được cho mình những không gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và dễ dàng xử lý được những tình huống đến bất ngờ.
Kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng
Nhà tuyển dụng rất mong muốn nhìn thấy ứng viên khả năng lập kế hoạch, do đó bạn có thể ghi vào trong CV của mình như: Có khả năng lập kế hoạch tốt, biết cách sắp xếp và quản lý thời gian, đảm bảo các công việc được thực hiện đúng yêu cầu đề ra.
Tính kiên nhẫn bạn cần phải rèn luyện và trau dồi nhiều thì mới có thể “nhẫn”, chứ không phải dễ dàng có được trong ngày một, ngày hai. Khi có tính kiên nhẫn, bạn dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ để trở nên thành công hơn trong công việc.
Khi bạn biết “bỏ con tép bắt con tôm”, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Khi học được tính kiên nhẫn, bạn sẽ biết kiềm chế cơn giận dữ của mình, ứng xử khéo léo và tao nhã trong mọi tình huống, không vì khó khăn ban đầu mà trở nên nản chí.
Kiên nhẫn là đức tính tốt đẹp bạn nên học hỏi
Nhà tuyển dụng rất đề cao tính kiên nhẫn trong con người mỗi ứng viên, kiên nhẫn sẽ giúp bạn bình tĩnh trong mọi tình huống, cư xử phải mực và khéo léo trong mọi tình huống. Nếu bạn có tính kiên nhẫn thì đừng quên ghi kỹ năng mềm này vào trong CV của mình nhé!
Qua các kỹ năng mềm trong CV mà chúng tôi nêu ở trên, bạn đã biết được mình có kỹ năng mềm nào và nên đưa những kỹ năng nào vào trong CV xin việc của mình hay chưa? Kỹ năng mềm không phải tự nhiên mà có, bạn cần trau dồi và luyện tập chúng hằng ngày thì mới có thể hái được “quả ngọt” và dễ dàng thành công hơn trong công việc. Ngoài mục kỹ năng riêng trong CV xin việc, bạn hãy “rải” các kỹ năng khắp CV của mình để trở nên nổi bật và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!
TIN LIÊN QUAN
Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!