E-commerce là gì? Mô hình của hệ thống thương mại điện tử mới nhất

By   admin    21/11/2019

Bạn đã từng có suy nghĩ về việc sẽ triển khai công việc kinh doanh thông qua các nền tảng online hay chưa? Nếu có, hãy cùng tìm hiểu về E-Commerce.

Bạn đã từng có suy nghĩ về việc sẽ triển khai công việc kinh doanh thông qua các nền tảng online hay chưa ? Nếu có, hãy cùng tìm hiểu về E-Commerce để có được những trải nghiệm ấn tượng nhất !

E-commerce là gì?

E-commerce là gì?

E- Commerce (Electronic Commerce) hay còn được gọi với cái tên tiếng Việt - Thương Mại Điện Tử là hoạt động trao đổi trực tuyến hàng hóa, dịch vụ và tiền giữa các khách hàng, giữa các hãng, trong một hãng, giữa các hãng với khách hàng của họ,…

Quy trình thương mại điện tử được chia thành 5 công đoạn chính :

  • Công đoạn thông tin : thiết lập quan hệ trao đổi giữa hai bên.

  • Công đoạn đặt hàng : người mua gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp.

  • Công đoạn thanh toán : người mua làm các thủ tục thanh toán cần thiết.

  • Hoàn thành việc trao đổi : nếu là hàng hóa nội dung dạng số hóa thì có thể giao hàng qua mạng, còn nếu là hàng hóa vật thể thì phải giao hàng bằng con đường truyền thống.

  • Công đoạn chăm sóc sau bán hàng : cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng .

Tìm hiểu thêm: Remarketing là gì? Tìm hiểu chi tiết những thông tin về Remarketing

Các mô hình của hệ thống thương mại điện tử 

Giữa các thực thể doanh nghiệp, khách hàng và Chính phủ tồn tại các loại hình giao dịch điện tử sau đây :

  • B2C ( Business To Customer) : giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

  • B2B (Business To Business) : giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

  • B2G ( Business To Government) : giao dịch thương mại điện tử giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

  • C2G ( Customer To Government) : giao dịch thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với cơ quan công quyền nhà nước.

  • G2G ( Government To Government ): giao dịch thương mại điện tử giữa hai nhà nước với nhau.

Tìm hiểu thêm: Mô hình AIDA – Giải pháp tăng trưởng doanh số bền vững hiện nay

Lợi ích của thương mại điện tử 

Việc ứng dụng CNTT đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất, tiếp thị, vận chuyển và bán hàng hóa, dịch vụ. Các hệ thống thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và được mọi người đón nhận nhờ vào những lợi ích không nhỏ mà nó đem lại :

  • Không giới hạn về vị trí: với mô hình kinh doanh truyền thống, nếu bạn muốn mở rộng cơ sở sản xuất của mình tại một tỉnh thành khác, bạn cần phải mở thêm cửa hàng nhưng với thương mại điện tử, bạn có thể bán cho bất cứ ai trên bất cứ nơi nào mà không bị giới hạn.

  • Không giới hạn về thời gian: một cửa hàng kinh doanh truyền thống thường giới hạn về khoảng thời gian mở - đóng cửa mỗi ngày nhưng việc mua sắm online thông qua các nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn được thoải mái chọn lựa hàng hóa mà không cần phải quan tâm đến vấn đề thời gian .

  • Giá thành sản xuất thấp, doanh thu cao: khi công việc trao đổi hàng hóa được thực hiện hoàn toàn trên các hệ thống online, bên cung cấp sẽ bớt đi một khoản chi phí lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhân viên bán hàng hay chi phí vận hành. Chính điều này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các công ty thương mại điện tử đối với những công ty theo mô hình kinh doanh truyền thống để đạt được mức doanh thu cao. 

E-commerce là gì

Những mối lo ngại của thương mại điện tử 

Dù có những lợi ích không thể phủ nhận nhưng để tạo nên một hệ thống thương mại điện tử vững mạnh là một điều không hề dễ và thâm chí còn tồn tại không ít thách thức :

  • Lòng tin từ phía khách hàng : khác với mô hình truyền thống, khi đặt hàng qua các hệ thống bán hàng online, người mua không thể nhìn thấy sản phẩm một cách trực tiếp nên dễ dẫn đến tâm lý e ngại về chất lượng sản phẩm cũng như mức giá được đưa ra. Đây chính là thách thức lớn nhất đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại điện tử cần đưa ra các “con bài” truyền thông hợp lý để thu hút nguồn khách hàng về cho mình .

  • Vấn đề về quản lý, thanh toán : các nhà cung cấp phải chi trả mức phí khá cao cho các trang thương mại điện tử, trong khi rủi ro về việc khách hàng đặt hàng nhưng lại không nhận hàng còn rất lớn, khi đó, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn những phí tổn do việc trả hàng về. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa qua nhiều khâu vận chuyển khó đảm bảo được chất lượng như ban đầu.

  • Tỷ lệ thanh toán không tiền mặt còn chưa cao : Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp sẽ khiến cho số người dùng sẵn sàng tham gia mua hàng online không cao và doanh thu do đó sẽ bị giảm.

Thương mại điện tử hiện đã trở thành xu hướng không thể thiếu trong nền công nghệ 4.0 hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng thể và hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh E-commerce để có những lựa chọn đúng đắn!

TIN LIÊN QUAN

Những áp lực của nhân viên kinh doanh không phải ai cũng biết!

Bán Hàng - Kinh Doanh

Những áp lực của nhân viên kinh doanh không phải ai cũng biết!

Nhân viên kinh doanh vẫn được biết đến là vị trí làm việc giúp con người ta “nhanh giàu” nhất vì ngoài mức lương cứng thì nhân viên kinh doanh còn có các khoản hoa hồng khi mang về doanh số cho doanh nghiệp

Cách tìm việc chăm sóc khách hàng tại Hà Nội qua tính năng lọc việc

Bán Hàng - Kinh Doanh

Cách tìm việc chăm sóc khách hàng tại Hà Nội qua tính năng lọc việc

Cách tìm việc làm chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất tại Hà Nội qua tính năng lọc việc trên website mà bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với bản thân.

Bật mí quy trình bán hàng chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp

Bán Hàng - Kinh Doanh

Bật mí quy trình bán hàng chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp

Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Vậy quy trình bán hàng là gì?