KPIs là một hệ thống bao gồm các chỉ số định lượng, là một công cụ đo lường hiệu quả và khách quan, trực tiếp mức độ hoàn thành chỉ tiêu công việc.
Đối với các doanh nghiệp, khái niệm KPIs vốn không còn xa lạ và đã trở thành một công cụ đắc lực trong quá trình hoạt động, đánh giá hoạt động. Vậy, cụ thể KPIs là gì và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
KPIs – viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators là một hệ thống bao gồm các chỉ số định lượng, là một công cụ đo lường hiệu quả và khách quan, trực tiếp mức độ hoàn thành chỉ tiêu công việc. KPIs được các doanh nghiệp, cụ thể là bộ phận quản lý trong doanh nghiệp sử dụng để đánh giá nhân viên thông qua việc hoàn thành các dự án cụ thể. Do đó, mỗi phòng ban, bộ phận sẽ có cách thức đặt ra KPI khác nhau nhằm đánh giá chính xác các nhân viên trực thuộc.
Cụ thể, chẳng hạn đối với một nhân viên bán hàng, KPI đặt ra có thể là số lượng khách hàng cần phải tiếp cận trong một khoảng thời gian nhất định và phải hoàn thành chỉ tiêu chốt được số lượng đơn hàng đã đặt ra. Ví dụ, trong vòng một tuần, người này phải bán được sản phẩm với số đơn hàng tối thiểu là 5. Khi hoàn thành, KPI lúc này xem như đã đạt được hoặc nếu số đơn hàng vượt mức đặt ra nghĩa là đã vượt chỉ tiêu.
Việc đặt ra KPIs và theo dõi mức độ hoàn thành của người thực hiện là một cách thức hiệu quả giúp các bộ phận quản lý có thể giám sát, nắm bắt tình trạng làm việc hiện tại của nhân viên, thông qua đó rà soát được hiệu suất đề ra đã hợp lý hay chưa để kịp thời thực hiện điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, về lâu dài, KPIs còn có chức năng trở thành phương tiện đánh giá mức độ hiệu quả trong khâu liên kết các chiến lược đề ra và việc thực hiện chúng; nói cách khác KPIs chính là căn cứ để xác định hiệu quả kinh doanh, tính thống nhất giữa quản lý và thực hiện công việc.
KPIs được đặt ra không những vì mục đích đánh giá và quản lý mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, mặt khác đây còn là mục đích ngắn hạn khích lệ và trở thành mục tiêu phấn đấu của bất kì nhân viên nào. Bởi vì, với các chỉ tiêu định lượng cụ thể, người làm việc sẽ có cái nhìn và định hướng rõ ràng trong công việc của mình để từ đó từng bước xây được kế hoạch hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra, từng bước nâng cao hiệu suất công việc. Hay nói đúng hơn KPIs là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của mỗi người.
Xem thêm: Kỹ năng cần thiết trong công việc để vững bước thành công tương lai
Như đã nói, KPIs là một công cụ đắc lực với rất nhiều vai trò và lợi ích quan trọng trong đánh giá công việc. Vì vậy, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các đối tượng đảm nhiệm chức năng quản lý nói riêng đều sử dụng KPIs để đánh giá nhân viên của mình. Song, để sử dụng KPIs một cách có hiệu quả thì không phải bất kì ai cũng quan tâm đến vấn đề này.
Khi đặt ra chỉ tiêu đánh giá công việc, người quản lý cần suy xét kỹ lưỡng đến khả năng thực hiện. KPI sẽ không phát huy hiệu quả mà ngược lại sẽ trở thành gánh nặng cho nhân viên nếu đây là chỉ tiêu quá xa vời và không khả thi. Vì vậy, mục tiêu cân bằng và hợp lí là điều đầu tiên cần quan tâm đến.
Việc áp dụng KPIs dựa trên các phần mềm đánh giá đã và đang mang lại hiệu quả cao. KPIs có thể giúp người quản lý đưa ra đánh giá dựa vào kết quả định lượng ngay cả khi công việc mang tính chất định tính bởi nó phụ thuộc vào quá trình theo dõi, giám sát chặt chẽ và lưu trữ cụ thể chỉ tiêu công việc hoàn thành.
Tuy nhiên, nếu chỉ khăng khăng dựa vào các đánh giá này, có thể trong một vài trường hợp bộ phận quản lý đã bỏ qua các yếu tố khách quan trong quá trình làm việc. Lúc này các đánh giá có thể sẽ khá chủ quan và áp đặt. Bởi không phải lúc nào mức độ hoàn thành công việc cũng phản ánh chính xác năng suất làm việc của nhân viên, cũng như việc không hoàn thành đầy đủ chỉ tiêu không đồng nghĩa hoàn toàn với việc người thực hiện công việc đã không cố gắng hay không đủ năng lực mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác cần được xem xét.
Với những thông tin về KPIs trên đây, có thể nói đây thật sự là một công cụ hiệu quả trong đánh giá công việc nếu được áp dụng đúng với các đặc tính và chức năng mà nó mang lại. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể nhìn nhận tổng quát hiệu quả thực hiện các chiến lược, mục tiêu đã đề ra.
>> Tìm hiểu thêm:
TIN LIÊN QUAN
Nhân viên kinh doanh vẫn được biết đến là vị trí làm việc giúp con người ta “nhanh giàu” nhất vì ngoài mức lương cứng thì nhân viên kinh doanh còn có các khoản hoa hồng khi mang về doanh số cho doanh nghiệp
Cách tìm việc làm chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất tại Hà Nội qua tính năng lọc việc trên website mà bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với bản thân.
Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Vậy quy trình bán hàng là gì?