Ngoài yếu tố về trình độ, kinh nghiệm hay kỹ năng, một mẫu CV xin việc bảo hiểm chất lượng còn thể hiện ở việc bạn có trình bày được những định hướng cụ thể trong tương lai hay không. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm viết như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Chẳng cần phải nói, ai cũng biết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm chính là những định hướng trong tương lai của ứng viên với ngành nghề bảo hiểm mà họ theo đuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra giá trị đích thực của danh mục này trong CV và chuẩn bị nó một cách hoàn hảo.
Mục tiêu nghề nghiệp chính là nơi để bạn thỏa sức thể hiện những dự định của bản thân trong tương lai gần và xa. Cụ thể, ứng viên ngành bảo hiểm sẽ nói lên nguyện vọng của mình với công việc ứng tuyển hiện tại nhằm chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rõ mình là người có ý chí và sự quyết tâm.
Nếu mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm của bạn thỏa mãn những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra, đương nhiên cơ hội bước vào vòng trong ngoài bạn thì không ai xứng đáng có được. Tuy nhiên trường hợp bạn không thể biến mình trở thành ứng viên tỏa sáng thì chắc chắn cơ hội này sẽ thuộc về người khác.
Rõ ràng, mục tiêu nghề nghiệp là nền tảng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không. Từ sự phù hợp này mà đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn, kịp thời, không bỏ lỡ nhân tài.
Những ai đã nhận ra vai trò của mục tiêu nghề nghiệp khi xin việc bảo hiểm rồi mà chưa biết cách xác định chúng, vậy thì hãy tiếp tục theo dõi những nội dung được chia sẻ sau đây bạn nhé.
Nếu bạn nghĩ rằng mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm của mình chính là có một công việc ổn định và mức thu nhập hấp dẫn thì đó là chưa đủ. Trong cuộc sống, người ta luôn mong muốn phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đạt được những thành công cao hơn, xa hơn hiện tại.
Nếu chỉ đơn giản như vậy thì tất cả các ứng viên khác cũng có cơ hội giành quyền vào vòng trong đâu chỉ riêng mình bạn. Điều bạn phải làm đó là tạo ra sự khác biệt trong đám đông, làm sao để thông tin của bạn phải là duy nhất, như vậy mới mong nhà tuyển dụng nhớ đến mình lâu hơn.
Với ngành nghề bảo hiểm, những ứng viên quan tâm có thể xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình bằng cách áp dụng quy trình sau đây:
Thứ nhất, cần hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người làm trong 1 ngành có thể khác nhau, điều đó phụ thuộc vào vị trí, cấp bậc và hoài bão của họ. Không nên bắt chước bất kỳ ai, lấy mục tiêu của họ để làm mục tiêu cho mình, điều này không được đánh giá cao.
Thứ hai, phải xác định rõ ràng và đúng đắn khái niệm thành công trong con người bạn. Liệu rằng thành công của bạn có phải chỉ dừng lại ở tiền lương và tiền thưởng?
Thứ ba, hãy xác định khoảng thời gian nhất định để hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm động lực để hiện thực hóa những định hướng của mình, cho nên tuyệt đối không được bỏ qua khâu này nhé.
Thứ tư, hãy chắc chắn rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn ngoài việc phục vụ lợi ích cá nhân còn phải đem đến lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp tuyển dụng. Nếu không đảm bảo được điều đó thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng có lý do gì để tuyển dụng bạn cả.
Từ trước đến giờ, ngành bảo hiểm luôn có xu hướng tiên phong trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đây là một nghề đem lại thu nhập hấp dẫn cho người làm đồng thời cơ hội thăng tiến cũng cao.
Tuy nhiên, nó còn tồn tại một đặc điểm hạn chế như là chất lượng nhân sự chưa thực sự đồng đều, bên cạnh đó do thị trường cạnh tranh khá khốc liệt nên tìm khách hàng tiềm năng khá khó khăn.
Nếu hiểu rõ về thị trường ngành nghề này, bạn sẽ đưa ra những dự đoán về cơ hội cũng như rủi ro ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân. Điều này giúp bạn đặt ra mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đúng đắn và phù hợp.
Chắc chắn, nếu là người tham vọng bạn sẽ hoạch định sẵn lộ trình sự nghiệp và theo đó để thực hiện. Hãy đảm bảo rằng con đường này được diễn ra một cách tự nhiên và trong khả năng cho phép, thường là từ nhân viên tư vấn bảo hiểm, sau đó lên Tổ trưởng, Phó phòng, Trưởng phòng và những vị trí cao hơn như Phó Giám đốc hay Giám đốc chi nhánh của công ty bảo hiểm,...
Thực ra, viết mục tiêu nghề nghiệp cho ngành bảo hiểm không quá khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn tuân thủ rõ ràng những nguyên tắc quan trọng sau đây là có thể sở hữu cho mình một mẫu CV hoàn hảo rồi.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành bảo hiểm cần đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau đây:
- Cần có sự rõ ràng, mạch lạc, hãy áp dụng các gạch đầu dòng để ý tứ trở nên tách biệt. Luôn nhớ đưa ra từ 2 - 3 mục tiêu cụ thể trong đó bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Các mục tiêu nghề nghiệp đưa ra nên có sự liên quan mật thiết và gắn liền với ngành bảo hiểm. Đồng thời thể hiện sự gắn bó lâu dài với công ty tuyển dụng.
- Những mục tiêu được đưa ra cần phù hợp với bản thân ứng viên, không đưa những mục tiêu xa vời thực tế, cũng tránh xa những mục tiêu quá đơn giản không thể hiện được giá trị của bản thân.
Nếu là người mới có lẽ bạn sẽ không thể hình dung về những điều không nên khi viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm. Vậy hãy theo dõi những gợi ý bên dưới để tìm hiểu nhé:
- Mục tiêu nghề nghiệp không nên viết quá dài, lan man gây khó chịu cho người đọc.
- Tránh trình bày trực tiếp về chế độ cũng như thu nhập mà bạn mong muốn.
- Không mắc phải sai lầm nghiêm trọng như viết mục tiêu cho ngành nghề bảo hiểm nhưng lại định hướng làm về marketing hay IT,...
Vị trí tư vấn viên bảo hiểm đang là việc làm HOT với số lượng tuyển dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này. Không đòi hỏi quá cao khi công việc phù hợp cho cả những người đã và chưa có kinh nghiệm.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí này, bạn có thể chèn vào các từ khóa chuyên ngành như “Bảo hiểm”, “Tư vấn”, “Sale” hay “Kinh doanh”,...
Ví dụ:
“Là nhân viên tư vấn bảo hiểm có kinh nghiệm 2 năm, có khả năng giao tiếp, tư vấn và thuyết phục các khách hàng khó tính nhất. Mong muốn được thử sức trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và nhiều thử thách để hoàn thiện bản thân.”
Một chuyên viên kinh doanh bảo hiểm chắc chắn sẽ phải thể hiện đầy đủ những kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế trong ngành.
Ví dụ:
“Sở hữu 3 năm kinh nghiệm làm chuyên viên kinh doanh bảo hiểm, tôi có kỹ năng tư vấn và chốt sales hiệu quả. Bên cạnh đó, có kỹ năng giao tiếp và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, mong muốn được gia nhập đội ngũ công ty để phát huy những năng lực vốn có của mình, đem về cho công ty những hợp đồng giá trị lớn nhất.”
Đây chính là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường khi chưa sở hữu kinh nghiệm thực tế trong tay. Với những bạn chưa có kinh nghiệm, cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết những vị trí ngành bảo hiểm không đòi hỏi quá nhiều tới trình độ, quan trọng bạn có hiểu biết về sản phẩm và có những kỹ năng phục vụ công việc là được.
Mục tiêu nghề nghiệp dành cho đối tượng này cũng nhẹ nhàng hơn so với những người có kinh nghiệm, theo đó bạn chỉ cần ghi mục tiêu của mình là học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nhé.
Tìm hiểu thêm: Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Với những chia sẻ vừa rồi, chắc chắn bạn đã có những định hướng rõ ràng khi viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm. Mong rằng bí quyết này sẽ giúp tất cả những ai quan tâm tới việc làm sớm sở hữu công việc mong muốn. Đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất ở website viecmarketing24.com để có thêm kiến thức cho bản thân mình nhé.
TIN LIÊN QUAN
Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!