Các ứng viên muốn xin việc vào nghề bếp trước hết phải chuẩn bị cho mình mẫu CV thật ấn tượng. Trong đó, phải làm nổi bật được định hướng, mục tiêu trong tương lai nếu được tuyển dụng. Vậy bạn có biết nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút bởi những mục tiêu nghề nghiệp bếp như thế nào? Cùng khám phá với viecmarketing24.com thông qua bài viết sau đây.
Mục tiêu nghề nghiệp bếp chính là một phần trong CV xin việc, trong đó nội dung thể hiện xoay quanh việc trình bày rõ mục đích, định hướng trong tương lai để nhà tuyển dụng nắm rõ.
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những danh mục chính mà bất cứ ứng viên nghề bếp nào đi xin việc cũng phải trình bày. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thông tin bạn cung cấp để đánh giá về bạn xem có phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không.
Nhìn chung, mục tiêu nghề nghiệp bếp khá quan trọng đối với ứng viên khi xin việc, muốn biết danh mục này quan trọng như thế nào, hãy chuyển qua phần nội dung bên dưới bạn sẽ rõ.
Nhiều ứng viên theo đuổi nghề bếp thường cho rằng Mục tiêu nghề nghiệp chỉ là chi tiết thừa, sự xuất hiện của nó chỉ là làm cho bản CV thêm nội dung, tuy nhiên sự thật có phải vậy?
Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tuyển dụng, họ đều mong muốn tìm được những ứng viên có định hướng rõ ràng cho tương lai của mình, đặc biệt là kế hoạch cụ thể đối với công việc nghề bếp mà họ theo đuổi.
Việc viết ra mục tiêu nghề nghiệp không khó, tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng có thể nắm rõ định hướng trong tương lai của mình mà viết chúng một cách phù hợp.
Nếu bạn có tay nghề nấu ăn tốt, được đào tạo bài bản nhưng lại không biết mình sẽ trở thành ai trong tương lai khi được gắn bó với nghề thì điều đó hoàn toàn là vô nghĩa. Chắc chắn mẫu CV chứa mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng, mơ hồ hoặc có nội dung sao chép sẽ bị loại bỏ khỏi top CV tiềm năng.
Vậy mới nói, mục tiêu nghề nghiệp bếp cực kỳ quan trọng đối với ứng viên ngành này, theo đó bạn cần đầu tư thời gian để tạo ra mẫu CV chất lượng, dùng nó đi chinh phục nhà tuyển dụng nhé.
Bất kể danh mục nào thì cũng có những yêu cầu riêng của nó, và mục tiêu nghề nghiệp bếp cũng không phải ngoại lệ. Với danh mục này, ứng viên cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể nào?
Trong nghề bếp có rất nhiều vị trí khác nhau bao gồm phụ bếp, đầu bếp chính, đầu bếp phụ, ca trưởng bếp, bếp trưởng,... Trong đó, mỗi vị trí lại cần có những mục tiêu khác nhau chẳng hạn đầu bếp chính thì mong muốn trở thành bếp trưởng, bếp trưởng thì muốn trở thành ca trưởng bếp,...
Nói chung, xin vào vị trí nào không quan trọng, quan trọng là bạn phải biết mục tiêu chính của mình là gì và tập trung nhấn mạnh nó để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy.
Hầu hết những mục tiêu chứa nội dung lan man, không rõ ràng đều không được chấp nhận. Đừng để bản thân mình rơi vào trường hợp đó chỉ vì thiếu kinh nghiệm viết CV bạn nhé.
Vì thuộc CV cho nên khi viết mục tiêu nghề nghiệp, các ứng viên ngành bếp cần cân đối và đảm bảo độ dài vừa phải. Nội dung quá dài sẽ khiến thông tin của bạn thiếu hấp dẫn, thậm chí trở nên nhàm chán.
Nếu trình bày quá ngắn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người chưa chỉn chu cho công việc này.
Theo các chuyên gia, với mỗi loại mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn bạn có thể liệt kê từ 1 -2 mục tiêu cụ thể. Chúng có thể sẽ chiếm của bạn khoảng 2 - 3 dòng và đây là khoảng hoàn toàn hợp lý.
Khi sử dụng thuật ngữ chuyên ngành bếp, CV của bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng. Việc xuất hiện sớm và hiệu quả chắc chắn sẽ giúp cơ hội được chú ý cao hơn.
Đảm bảo những tiêu chí nêu trên, chắc chắn bạn sẽ là ứng viên nằm trong top ứng viên tiềm năng được nhà tuyển dụng lựa chọn. Hãy dành trọn tâm huyết của mình cho bản CV lần này, tin chắc thành công sẽ mỉm cười với bạn.
Với mục tiêu nghề nghiệp, cách tốt nhất để tạo ra hiệu quả cho CV của bạn chính là phân chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Theo đó hãy tham khảo những hướng dẫn bên dưới này để tạo ra cho mình những nội dung chất lượng và hoàn hảo nhất bạn nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp bếp ngắn hạn chính là những mục tiêu được đặt ra trong khoảng thời gian dưới 1 năm kể từ khi được nhận vào nhà hàng, khách sạn hay các cơ sở tuyển dụng.
Khi viết, hãy lưu ý trình bày rõ nguyện vọng của mình liên quan tới vị trí ngành bếp đang ứng tuyển, hầu hết những mục tiêu ngắn hạn thường là mong muốn được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân,...
Nếu chưa hình dung được cách viết, hãy theo dõi những ví dụ bên dưới nhé:
Ví dụ 1:
“Tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và nhiều thử thách. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ cố gắng học hỏi, tiếp thu và quan sát đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân mình hơn.”
Ví dụ 2:
“Ứng tuyển vào vị trí phụ bếp, tôi mong muốn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những đầu bếp chuyên nghiệp. Đồng thời mong muốn có cơ hội sáng tạo để trở thành một phụ bếp cứng trong 1 năm tới.”
Viết mục tiêu nghề nghiệp ngành bếp dài hạn như thế nào chính là điều mà hầu hết các ứng viên đều mong muốn. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện khi đứng trước danh mục này.
Mục tiêu nghề nghiệp bếp dài hạn chính là những mục tiêu, định hướng bạn vạch ra trong thời gian trên 1 năm, đó có thể là 2 năm, 3 năm hoặc 10 năm sau khi bạn chính thức được tuyển dụng.
Nội dung viết mục tiêu nghề nghiệp nghề bếp dài hạn bạn có thể tham khảo theo một số gợi ý bên dưới:
Ví dụ 1:
“Tôi mong muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, có tiếng tăm trong nghề và được nhiều người biết đến. Trong 5 năm tới, tôi sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành Bếp trưởng của nhà hàng. Không chỉ tạo ra những món ăn ngon thu hút khách hàng mà hơn thế, tôi sẽ đảm bảo công tác bếp luôn diễn ra tốt đẹp.”
Ví dụ 2: Nếu không viết thành câu, bạn có thể trình bày theo dạng gạch đầu dòng cho những mục tiêu của mình. Cụ thể:
- Mong muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp
- Muốn trở thành Bếp trưởng với nghiệp vụ tốt, tay nghề cao và có năng lực quản lý
- …
Mục tiêu nghề nghiệp bếp là danh mục quan trọng không thể thiếu vắng trong CV, chính vì thế các ứng viên cần chăm chút về nội dung cũng như hình ảnh để tạo ra bản CV xin việc lôi cuốn nhất. Sở hữu mục tiêu ấn tượng, hấp dẫn sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng hiệu quả hơn.
TIN LIÊN QUAN
Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!