Để được nhận vào thực tập, sinh viên năm cuối không thể thiếu mẫu CV với những thông tin ấn tượng, trong đó mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập chính là điểm mà nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên.
Khi chưa từng va chạm với mẫu CV nói chung và CV xin đi thực tập nói riêng thì có lẽ bạn sẽ khá bỡ ngỡ khi đứng trước phần mục tiêu nghề nghiệp. Đừng quá lo lắng bởi vì viecmarketing24.com sẽ chia sẻ cho bạn tips hay giúp bạn tỏa sáng với những định hướng chuẩn không cần chỉnh.
Nhiều người cho rằng, thời gian đi thực tập là để va chạm với thực tế và mục đích là để hoàn thành chương trình học. Trong khoảng thời gian này thì chưa cần nhắm đến việc làm hay lấy lòng nhà tuyển dụng nên CV có thể chuẩn bị một cách đơn giản, sơ sài.
Tuy nhiên quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm bởi vì doanh nghiệp không hào hứng với việc nhận sinh viên thực tập. Chỉ những ai phù hợp và thực sự đạt tiêu chuẩn thì mới được chú ý để lựa chọn.
Chưa kể, các sinh viên thực tập cũng phải cạnh tranh với nhau để giành được suất ưu tiên tham gia thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Vậy nên nếu như không chuẩn bị một bản CV chỉnh chu thì việc bị loại ngay từ vòng gửi xe là rất cao.
Với sinh viên thực tập, thông tin được chú ý nhất trong CV xin việc có lẽ là mục tiêu nghề nghiệp. Khi các ứng viên thể hiện được định hướng rõ ràng, có lộ trình cụ thể thì khả năng được chấp nhận vào thực tập là rất cao.
Với mục tiêu nghề nghiệp, sinh viên thực tập các ngành nghề có thể khẳng định bản thân, qua đó thể hiện những ưu điểm trong tính cách của mình trước nhà tuyển dụng.
Đồng thời, khi nhìn vào mục tiêu của sinh viên thực tập, doanh nghiệp sẽ đánh giá rõ ràng về năng lực cũng như độ phù hợp với định hướng phát triển của họ.
Vậy rõ ràng, mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập là rất quan trọng và có ảnh hưởng khá lớn tới quyết định tuyển dụng thực tập. Muốn nâng cao giá trị bản thân và nâng cao cơ hội, hãy tìm cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho chuẩn xác nhé.
Không ít sinh viên thực tập cho rằng mục tiêu nghề nghiệp chỉ vẻn vẹn vài dòng cho nên không cần chú ý tới bố cục. Nếu vậy bạn đang có suy nghĩ sai hoàn toàn so với thực tế bởi mục tiêu được doanh nghiệp chú ý chính là những phần rõ ràng, có sự phân chia về bố cục một cách hiệu quả.
Về cơ bản, nguyên tắc chung khi viết mục tiêu nghề nghiệp chính là súc tích, ngắn gọn. Khi áp dụng bố cục thì nội dung mục tiêu sẽ trở nên rõ ràng và mạch lạc hơn.
Khi viết nhớ chia bố cục của mục tiêu nghề nghiệp thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này đương nhiên sẽ giúp bạn đem về hiệu ứng tốt vì trong đó có sự chuyên nghiệp.
Nếu chưa biết viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào, hãy tham khảo nội dung được trình bày bên dưới bạn nhé.
Sinh viên thực tập cũng cần chỉn chu và chuyên nghiệp, đây là nền tảng giúp họ sớm chinh phục được nhà tuyển dụng và được chấp nhận vào thực tập với vị trí mong muốn.
Như đã nói, muốn mục tiêu nghề nghiệp của bạn trở nên hoàn hảo, hãy phân loại chúng một cách rõ rệt với 2 loại là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. `
Khi trình bày mục tiêu ngắn hạn, các thực tập sinh nhất định phải thể hiện được mong muốn học hỏi của bản thân, có thể ghi học hỏi kinh nghiệm từ đội ngũ nhân viên trong công ty, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn hãy nói rằng trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, bạn muốn trau dồi thêm kiến thức về mảng marketing, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó để có cơ hội được trải nghiệm thực tế.
Khác biệt với mục tiêu ngắn hạn, ở phần mục tiêu dài hạn các bạn sinh viên thực tập được phép “mơ mộng” với những dự định xa hơn. Tuy nhiên “mơ mộng” ở đây phải là thực tế, sự mơ mộng ấy phải nằm trong tầm khả năng của bạn.
Thông thường, phần lớn các bạn sinh viên khi viết mục tiêu nghề nghiệp khá đơn giản và có phần mơ mộng xa vời thực tế, có lẽ bởi vậy mà không ít bạn trẻ đã phải chật vật khi xin vào thực tập ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Những bạn trẻ thực tế, biết nhìn nhận cuộc sống, đánh giá đúng năng lực bản thân và biết mình cần phải đi theo con đường nào, phát triển bằng cách nào luôn được doanh nghiệp chú ý.
Không những thế, họ còn quan sát trong quá trình thực tập, nếu sinh viên thể hiện tốt những nhiệm vụ được giao và nhanh nhẹn thì sẽ được cân nhắc làm nhân viên chính thức của công ty.
Ngay cả những người đã tốt nghiệp ra trường, từng tham gia ứng tuyển nhiều nơi với bề dày kinh nghiệm kha khá cũng chưa chắc mẫu CV của mình là nộp đâu trúng đó huống gì là các bạn sinh viên còn chưa biết “vị đời” là gì.
Chính vì vậy, trước khi viết mục tiêu hay định hướng cho bản thân với vị trí mình mơ ước, hãy tham khảo một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp mà viecmarketing24.com chia sẻ dưới đây bạn nhé.
Các thực tập sinh chuyên ngành kế toán có thể đưa ra mục tiêu nghề nghiệp theo mẫu sau:
“Tôi mong muốn được ứng tuyển tại Tập đoàn ABC với vị trí thực tập sinh kế toán để có cơ hội tận dụng các kiến thức được học từ nhà trường vận dụng vào công việc thực tế.
Trong quá trình học tập, tôi có trau dồi kiến thức về một số phần mềm kế toán và sử dụng thành thạo chúng như Fast hay Misa. Bên cạnh đó, có kiến thức chuyên sâu về luật doanh nghiệp, luật kế toán cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt kịp thời những quy định mới trong luật thuế.
Một môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp như Tập đoàn ABC chính là cơ hội để tôi được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong các vấn đề xử lý chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
Vị trí thực tập sinh kế toán này chắc chắn sẽ giúp tôi trưởng thành hơn với những kỹ năng phù hợp với nghề nghiệp đã chọn.”
Vị trí thực tập sinh Marketing cần viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách thể hiện hiệu quả vậy thì hãy tham khảo ngay mẫu dưới đây nhé:
“Trải qua 3 năm và chuẩn bị kết thúc năm thứ 4 với chuyên ngành Quản trị Marketing, tôi tự tin với khả năng giao tiếp của mình. Đồng thời có đức tính ham học hỏi, chăm chỉ và giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh Marketing của Tập đoàn ABC với mong muốn có thể vận dụng những kiến thức được học về nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Marketing Quốc tế, Xây dựng chiến lược Marketing,... vào công việc với những nghiệp vụ thực tế.
Mong muốn có thể hỗ trợ Tập đoàn những nhiệm vụ quan trọng liên quan tới Marketing sản phẩm hay các chiến dịch quảng cáo, pr hình ảnh doanh nghiệp,... Tin chắc những kinh nghiệm tích lũy được từ môi trường làm việc của Tập đoàn ABC sẽ là nền tảng để tôi đứng vững khi hành nghề sau này.”
Các sinh viên theo học chuyên ngành nhân sự cần trang bị cho mình một số kiến thức quan trọng về tuyển dụng, bên cạnh đó hãy đưa ra một định hướng hấp dẫn cho tương lai và trình bày chúng tới nhà tuyển dụng để được chấp nhận vào thực tập.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp dành cho sinh viên thực tập nhân sự dưới đây có thể giúp bạn, cùng xem nhé:
“Là sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực, với ưu điểm là người điềm tĩnh, ham học hỏi, có sự nhạy bén trong mọi tình huống và khả năng giao tiếp cũng như truyền đạt tốt. Tôi muốn tìm một vị trí thực tập sinh nhân sự để có cơ hội phát huy hết những điểm mạnh này vào công việc.
Trong quá trình thực tập tại Tập đoàn ABC, tôi sẽ cố gắng học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm quý báu từ nhân viên của Tập đoàn trong mảng Quản lý hồ sơ nhân viên, Quản lý hồ sơ về bảo hiểm hay tham gia vào công tác tuyển dụng để tìm nhân sự tiềm năng cho doanh nghiệp.”
Với chuyên ngành ngân hàng, thể hiện mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập liệu có khó không? Hãy theo dõi gợi ý của tôi bên dưới và sáng tạo ra cách viết độc đáo tương tự nhé:
“Là sinh viên năm 4 tại Học viện Ngân hàng, tôi được trang bị rất nhiều kiến thức liên quan tới Tài chính, Ngân hàng, Quản trị tín dụng, Tiền tệ và Phát hành tiền, Thẩm định hạn tín dụng,...
Với nguồn kiến thức đa dạng này tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh tại ngân hàng ACB để áp dụng chúng vào nghiệp vụ thực tế.
Được tham gia môi trường làm việc chuyên nghiệp như quý ngân hàng ACB, chắc chắn tôi sẽ học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên môn hữu ích, đồng thời cũng nâng cao kỹ năng cho bản thân để bản thân phù hợp hơn với ngành nghề này.
Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm hay kỹ năng học hỏi và tích lũy được trong quá trình thực tập tại ngân hàng ACB sẽ là nền tảng vững chắc để tôi phát triển bản thân khi hành nghề.”
Nhân viên kinh doanh là vị trí được tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, mặc dù nhu cầu tuyển dụng cao nhưng không phải ai cũng thể hiện xuất sắc vai trò của mình khi được làm việc chính thức.
Muốn trở thành thực tập sinh kinh doanh, bạn hãy thuyết phục doanh nghiệp bằng mục tiêu ấn tượng nhé. Tham khảo mẫu sau đây để học tập cách viết:
“Là sinh viên năm 4 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tôi được trang bị những kiến thức vô cùng đa dạng về chuyên ngành như Quản trị nhân lực, Cách tăng doanh số bán hàng, Cách tiếp cận khách hàng mục tiêu,...
Với những gì được học ở trường, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh kinh doanh của doanh nghiệp để có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
Trong quá trình thực tập, tôi sẽ học tập và tích lũy những kinh nghiệm bổ ích từ nhân viên của công ty, đồng thời tự rút kinh nghiệm thông qua những hoạt động thực tế để hoàn thiện bản thân.
Những kiến thức hay kinh nghiệm có được trong đợt thực tập chắc chắn sẽ là nền tảng để tôi đứng vững hơn trên con đường làm kinh doanh sau này.”
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp quản trị kinh doanh
Bạn đã hình dung chi tiết về cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên thực tập? Ngoài những vị trí nghề nghiệp nêu trên, các bạn sinh viên chuyên ngành khác cũng có thể áp dụng cách viết tương tự để có nội dung chất lượng, từ đó chinh phục doanh nghiệp muốn ứng tuyển vào thực tập.
Còn rất nhiều những thông tin hữu ích liên quan tới việc làm được cập nhật liên tục tại website viecmarketing24.com, đừng bỏ qua để thu thập những kiến thức hấp dẫn bạn nhé.
TIN LIÊN QUAN
Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!