Mục tiêu nghề nghiệp Designer và hướng dẫn cách viết ấn tượng nhất

By   admin    20/06/2022

Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao nên chú trọng mục tiêu nghề nghiệp Designer trong CV xin việc?

Có thể nói, mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò như “một viên đạn” nhắm vào nhà tuyển dụng, nó có sức công phá đặc biệt mạnh mẽ giúp bạn gây được ấn tượng với họ. Qua mục tiêu nghề nghiệp Designer, nhà tuyển dụng sẽ biết được những định hướng, phấn đấu và ý chí của bạn với lĩnh vực này.

Chú trọng mục tiêu nghề nghiệp Designer trong CV xin việc
Chú trọng mục tiêu nghề nghiệp Designer trong CV xin việc

Rõ ràng, một mục tiêu rõ ràng, nhấn mạnh được những kỹ năng, điểm mạnh của ứng viên hoàn toàn là một “vũ khí sắc bén” giúp bạn chinh phục được sự chú ý của họ từ lần trông thấy CV đầu tiên.

Bên cạnh đó, thông qua mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có gắn bó lâu dài với công ty hay không. Tất nhiên, họ sẽ chẳng muốn ứng tuyển một nhân viên thiết kế suốt ngày “nhảy việc”.  Vì vậy, đây là mục đặc biệt quan trọng trong CV xin việc Designer, giúp bạn tạo được thiện cảm và ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp Designer thế nào? Đây chính là điều mà nhiều ứng viên băn khoăn và thắc mắc. Để hiểu hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Designer, chúng ta cùng tìm hiểu phần kế tiếp nhé! 

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Designer đạt chuẩn chất lượng

Ngay cả những ứng viên ra trường đã lâu, vẫn sẽ có người gặp phải tình trạng không biết nên đưa những thông tin nào vào mục tiêu nghề nghiệp, đó là thâm niên làm việc, kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng hay chỉ nêu mục tiêu phấn đấu của bản thân? 

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Designer đạt chuẩn chất lượng
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Designer đạt chuẩn chất lượng

2.1. Gây nổi bật với mục tiêu nghề nghiệp Designer trong CV

2.1.1. Đọc kỹ mô tả công việc

Khi bạn nhìn thấy thông tin tuyển dụng, chắc hẳn bạn đã đọc qua bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng rồi đúng không? Tuy nhiên, bạn cần quay lại, rà soát kỹ càng các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra với ứng viên, từ đó bạn mới biết được nhà tuyển dụng mong muốn tìm một ứng viên thế nào, không yêu cầu kinh nghiệm hay có kinh nghiệm thời gian cụ thể?

Khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn phù hợp, bạn hãy chuẩn bị một mục tiêu nghề nghiệp thật trau chuốt, nêu nổi bật những thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ: Nhà tuyển dụng tuyển dụng vị trí thiết kế đồ họa (Graphic Designer), không yêu cầu kinh nghiệm mà chỉ thành thạo các phần mềm, bạn sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

“Tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa với số điểm trung bình 3.7/4, với kỹ năng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa như AI, Photoshop và khả năng sáng tạo tuyệt vời. Mong muốn của tôi là được học hỏi các kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ học, trau dồi các kinh nghiệm của mình và trở thành leader trong lĩnh vực thiết kế đồ họa trong 2 năm tới.”

Đọc kỹ mô tả công việc
Đọc kỹ mô tả công việc

2.1.2. Xác định được điểm mạnh của bản thân trong ngành Designer

Bạn cần xác định được điểm mạnh của bản thân là gì, đó là có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, khả năng sử dụng phần mềm, khả năng tư duy, sáng tạo hay có kiến thức về Designer… Khi đã xác định được điểm mạnh của mình, bạn sẽ dễ dàng đưa các điểm mạnh đó vào CV xin việc, có thể sử dụng thêm các động từ mạnh khẳng định bản thân đặc biệt yêu thích công việc này.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế thời trang (Fashion Designer), bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

“Với 4 năm kinh nghiệm làm việc thiết kế thời trang cho công ty váy cưới ABC, khả năng nắm bắt xu thế của thị trường cao, hiểu được tâm lý của khách hàng, mong muốn được làm việc trong công ty để cống hiến cho công ty các sản phẩm thiết kế đẹp và sáng tạo nhất. Đã từng đạt giải thưởng trong việc thiết kế váy cưới tại tỉnh A, tôi tin mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia thiết kế thời trang sau 5 năm”.

Xác định được điểm mạnh của bản thân trong ngành Designer
Xác định được điểm mạnh của bản thân trong ngành Designer

2.1.3. Diễn đạt đúng ngành nghề

Trong quá trình viết mục tiêu nghề nghiệp Designer, bạn cần trình bày ngắn gọn nhưng đủ ý, không nên trình bày quá ngắn khiến bạn không cung cấp thông tin nào có ích để nhấn mạnh khả năng của mình. Bởi vậy, bạn cần khéo léo diễn đạt mục tiêu của mình, PR về bản thân bạn và có thể khéo léo đề cập tới mục tiêu tương lai của bạn, đó có thể là trở thành nhà thiết kế nổi tiếng, lên vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc hơn thế nữa.

Bạn cần đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp của bạn đúng với vị trí thiết kế mà bạn ứng tuyển, bạn cũng nên đề cập tới những mục tiêu mà bạn có thể làm cho công ty, doanh nghiệp. Với một nhân viên thiết kế, để tạo ấn tượng mạnh, bạn nhấn mạnh vào những từ như tác phẩm, thiết kế, phong cách, xu hướng…

Ví dụ: Bạn ứng tuyển cho vị trí thiết kế không gian nội thất ( Interior Designer), bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:

“Tốt nghiệp Đại học kiến trúc ABC ngành thiết kế nội thất, có khả năng thiết kế và từng tham gia nhiều dự án thiết kế trong công ty, luôn sáng tạo ra ý tưởng mới và thể hiện được các ý tưởng trên phần mềm, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí thiết kế nội thất của công ty B. Sau 3 năm làm việc, tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình để vươn tới vị trí trưởng nhóm trong lĩnh vực thiết kế.”

Diễn đạt đúng ngành nghề mà bạn ứng tuyển
Diễn đạt đúng ngành nghề mà bạn ứng tuyển

2.1.4. Để ý vị trí đặt mục tiêu nghề nghiệp

Để nhà tuyển dụng chú ý tới phần mục tiêu nghề nghiệp thì bạn nên sắp xếp vị trí ngay trên đầu CV xin việc, bên dưới mục thông tin cá nhân. Với những điểm mạnh mà bạn nhấn mạnh trong mục tiêu của mình, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hài lòng và ấn tượng mạnh.

2.2. Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Designer

Mỗi vị trí và ngành nghề sẽ có yêu cầu về công việc khác nhau, do đó bạn chỉ nên tham khảo các mẫu câu trên internet và không nên sao chép y hệt, biến chúng thành mục tiêu của chính mình. Bởi chỉ cần trông thấy mục tiêu mà bạn copy, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay và nghĩ rằng bạn là một người dối trá.

Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Designer
Một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Designer

Bên cạnh đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp nói riêng và CV xin việc Designer nói chung, bạn không nên viết sai chính tả, bởi điều này là điều “tối kỵ”. Để tránh mục tiêu nghề nghiệp của mình sai chính tả hoặc thiếu dấu câu, sau khi viết xong, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ và có thể nhờ bạn bè của mình kiểm tra hộ.

Ngoài ra, bạn cũng đừng chỉ nên nêu mục tiêu chung chung mà hãy nhấn mạnh tới những khả năng của bạn, những điều bạn có thể làm được cho công ty để nhà tuyển dụng ấn tượng mạnh với bạn. Bạn không nên chỉ nhắc tới mục tiêu của bản thân mình mà cần nói tới mục tiêu chung của toàn công ty, doanh nghiệp, có như vậy CV của bạn mới trở nên “tỏa sáng”.

Như vậy, tùy theo từng vị trí công việc, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp Designer phù hợp với từng ngành nghề. Tuy nhiên, bạn nên nhấn mạnh vào những điểm mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân và những điều bạn có thể làm được cho công ty, doanh nghiệp. Tuyệt đối trung thực và thành thật trong phần mục tiêu nghề nghiệp thiết kế bạn nhé!

TIN LIÊN QUAN

Bạn đã biết bí quyết để viết mục tiêu nghề nghiệp developer chưa?

Cách viết CV xin việc

Bạn đã biết bí quyết để viết mục tiêu nghề nghiệp developer chưa?

Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.

Mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk và cách viết chi tiết nhất

Cách viết CV xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk và cách viết chi tiết nhất

Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp thu ngân và bí quyết chinh phục NTD hiệu quả

Cách viết CV xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp thu ngân và bí quyết chinh phục NTD hiệu quả

Thu ngân là việc làm phổ biến và quan trọng trong mỗi cơ sở kinh doanh ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế mà vị trí này rất được nhà quản trị chú trọng, đặc biệt trong khâu tuyển dụng. Muốn vượt qua hàng ngàn đối thủ khác và khiến bản thân tỏa sáng, bạn nhất định phải nêu được định hướng phát triển cụ thể trong tương lai. Vậy mục tiêu nghề nghiệp thu ngân viết như thế nào mới phù hợp? Cùng viecmarketing24.com khám phá bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé.