Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Mặc dù chỉ là một phần thông tin rất ngắn gọn nằm ở phần đầu CV, tuy nhiên thông qua mục tiêu nghề nghiệp developer nhà tuyển dụng có thể biết được sở qua về mục tiêu mà ứng viên hướng tới trong tương lai, kinh nghiệm làm việc, cũng như thành tựu lớn nhất mà ứng viên đó từng đạt được.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể là một công cụ giúp ứng viên thể hiện kỹ năng chuyên môn của mình trong lĩnh vực IT nói chung và giúp cho CV họ “tỏa sáng” nhiều hơn.
Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy mục tiêu nghề nghiệp quan trọng thì hãy cân nhắc 3 trường hợp sau đây:
- Trường hợp thứ nhất: Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp
Về kinh nghiệm hầu như là con số 0 tròn trĩnh và bạn chắc chắn không thể so sánh được với những người đi trước và có kinh nghiệm làm việc trong vị trí developer. Chính vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp chính là phương án “cứu cánh” duy nhất mà bạn có thể dựa vào.
- Trường hợp thứ hai: Bạn chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong vị trí developer
Dĩ nhiên kinh nghiệm cũng không phải là lợi thế của bạn. Tuy nhiên, so với sinh viên với ra trường thì bạn có hiểu biết nhiều hơn về ngành developer. Chính vì vậy mà bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn khi nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.
- Khi bạn từ lĩnh vực khác chuyển sang lĩnh vực developer
Mặc dù kinh nghiệm cũng không phải là thế mạnh của bạn. Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm và kỹ năng có thể chuyển giao. Nghĩa là những kinh nghiệm làm việc trong một số công việc trước đây có thể sẽ hữu ích cho công việc của một developer.
Như đã đề cập đến trong phần trước, mục tiêu nghề nghiệp developer trong CV là công cụ giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tạo tiền đề cho những phần còn lại trong CV. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên cần có một chiến lược cũng như sự chuẩn bị hợp lý trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp.
Vậy trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer cần chuẩn bị những gì?
Nếu bạn chỉ đơn giản là đề cập đến mục tiêu mà mình đặt ra trong tương lai thì bạn đã bỏ phí một cơ hội rất tốt để nhà tuyển dụng chú ý đến CV của mình ngay từ những dòng đầu tiên.
Những ứng viên giàu kinh nghiệm thường tìm cách để khéo léo chen lẫn kinh nghiệm làm việc vào trong phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV developer. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây đó là làm thế nào để bạn biết được chính xác mình cần đề cập đến kinh nghiệm làm việc nào của bản thân? Câu trả lời nằm trong bản tin tuyển dụng.
Trong phần yêu cầu dành cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến yêu cầu về kinh nghiệm đầu tiên. Bạn có thể dựa vào đó để đề cập đến những kinh nghiệm tương ứng của bản thân. Thường thì những ứng viên dày dặn kinh nghiệm thường đề cập đến số năm đã làm việc trong vai trò developer trước đó.
Chính con số biết nói đó sẽ trở thành ấn tượng ban đầu sâu sắc nhất khiến nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn, hoặc thậm chí là muốn đọc hết những phần còn lại trong CV của bạn ngay lập tức. Developer là một ngành đặc thù. Bạn có thâm niên làm việc đồng nghĩa với bạn có chuyên môn cao và kỹ năng làm việc xuất sắc.
Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty. Điều này được kiểm nghiệm trước hết qua mục tiêu nghề nghiệp. Giữa hai ứng viên có kinh nghiệm và trình độ tương đương nhau, người có khả năng gắn bó lâu dài với công ty sẽ là người được chọn.
Chính vì vậy, nếu nghiên cứu kỹ tin tuyển dụng và website của công ty, bạn sẽ xác định được phần nào định hướng của công ty dành cho vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng. Có nhiều công ty đơn giản chỉ là muốn bổ sung nhân lực. Cũng có những công ty muốn tìm kiếm những nhân tố tiềm năng để đào tạo và cất nhắc lên đội ngũ lãnh đạo. Nếu bạn có thể nhận ra ẩn ý của nhà tuyển dụng phía sau tin tuyển dụng và áp dụng khi nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân thì bạn có thể nâng cao khả năng trúng tuyển của bản thân.
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý nhiều hơn đến ứng viên phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ. Cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để bạn chứng tỏ mình là ứng viên mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm đó là chứng minh bạn đáp ứng được yêu cầu của họ đề ra.
Để làm được điều này, hãy nghiên cứu kỹ tin tuyển dụng và lọc ra danh sách các từ khó “đắt giá”. Sau đó, hãy sử dụng những từ khóa này khi nói về thế mạnh hoặc mục tiêu nghề nghiệp developer mà bạn hướng tới. Sự quen thuộc có thể khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm nhiều hơn với bạn.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng muốn biết nhiều thông tin hơn là mục tiêu mà ứng viên tự hoạch định cho bản thân trong tương lai. Chính vì, hãy đề cập đến nhiều thông tin hơn ngoài mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể thêm vào một số thành tích mà bản thân cảm thấy tự hào, kỹ năng làm việc hoặc lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty.
Bạn chỉ nên viết mục tiêu nghề nghiệp developer trong khoảng 2 đến 3 câu. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng các câu được viết ngắn gọn, mạch lạc. Cố gắng viết dài có thể mắc một số lỗi diễn đạt nhất định khiến cho bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Trên đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết phần này trong CV xin việc. Có một điều bạn cần làm trước khi bắt đầu viết mục tiêu nghề nghiệp developer đó là cân nhắc cẩn thận xem mục tiêu nghề nghiệp có thực sự cần thiết hay không. Thay vào đó, nếu tự tin về kinh nghiệm làm việc và chuyên môn của bản thân thì bạn có thể thay thế mục tiêu nghề nghiệp developer bằng giới thiệu về bản thân.
TIN LIÊN QUAN
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!
Thu ngân là việc làm phổ biến và quan trọng trong mỗi cơ sở kinh doanh ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế mà vị trí này rất được nhà quản trị chú trọng, đặc biệt trong khâu tuyển dụng. Muốn vượt qua hàng ngàn đối thủ khác và khiến bản thân tỏa sáng, bạn nhất định phải nêu được định hướng phát triển cụ thể trong tương lai. Vậy mục tiêu nghề nghiệp thu ngân viết như thế nào mới phù hợp? Cùng viecmarketing24.com khám phá bài viết bên dưới để tìm hiểu nhé.