Ngành khách sạn bấy lâu nay luôn là một trong những mong ước của rất nhiều người. Và, để có được vị trí tốt trong khách sạn thì khi ứng tuyển bạn cần phải tạo được những dấu ấn tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Và điều này sẽ được thể hiện thông qua mục tiêu nghề nghiệp khách sạn của ứng viên. Hãy cùng đến với bài viết sau đây để biết cách triển khai mục tiêu nghề nghiệp khách sạn chuẩn nhất nhé!
Thế giới ngày càng phát triển hiện đại, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của con người ngày càng tăng cao và kéo theo điều này là các khu nghỉ dưỡng, khách sạn ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Vì thế cho nên nhiều năm qua nhu cầu tuyển dụng ngành nghề khách sạn là vô cùng cao và đang dần trở thành xu thế nghề nghiệp được nhiều các bạn trẻ lựa chọn.
Nhưng đi kèm theo đó là tỷ lệ cạnh tranh làm việc trong khách sạn cũng khá là cao. Do vậy, ngay từ vòng ứng tuyển để tạo được sự chắc chắn cũng như ghi lại được những dấu ấn khó phai trong lòng nhà tuyển dụng thì ứng viên cần phải chuẩn bị một bản CV thật ấn tượng.
Ngoài những nội dung cơ bản quan trọng thường thấy như là học vấn, kinh nghiệm thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV khách sạn thường được các ứng viên ít chăm chút. Nhưng đây lại chính là phần tạo nên sự thành công của ứng viên khi đi xin việc làm khách sạn.
Mục tiêu nghề nghiệp khách sạn trong CV là phần nội dung để ứng viên thể hiện những mục tiêu trong tương lai và các định hướng của mình đối với công việc. Thông qua phần nội dung này, các nhà tuyển dụng có thể thấy được sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc và nỗ lực họ muốn đặt ra trong tương lai.
Tuy mục tiêu nghề nghiệp khách sạn chỉ là một phần nội dung nhỏ trong CV nhưng ý nghĩa có nó là vô cùng lớn lao. Có thể từ phần thông tin này thì sẽ giúp cho ứng viên có được công việc mong muốn đồng thời tạo được động lực cố gắng cho ứng viên thông qua những mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.
Vậy, là từ đây chúng ta có thể khẳng định được rằng mục tiêu nghề nghiệp khách sạn là vô cùng quan trọng không thể thiếu trong CV. Đặc biệt hơn đây là ngành dịch vụ cho nên nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến mục tiêu của ứng viên đặt ra cho công việc. Vì thế cho nên khi chuẩn bị CV xin việc vào khách sạn bạn cần phải chuẩn bị nội dung mục tiêu nghề nghiệp thật cụ thể và rõ ràng.
Tìm hiểu thêm: Cách trình bày hiệu quả mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Phần nội dung mục tiêu nghề nghiệp khách sạn sẽ được nằm trong phần thông tin đầu của CV xin việc. Vì thế khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn cần đưa mục tiêu nghề nghiệp của mình lên phần thông tin đầu tiên. Trong đó, nội dung của mục tiêu nghề nghiệp cần phải thể hiện được rõ những định hướng của bản thân đối với vị trí đang ứng tuyển trong khách sạn.
Mỗi công việc trong khách sạn sẽ cần phải được thể hiện mục tiêu nghề nghiệp khác biệt nhau. Bạn cần phải dựa vào mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra cùng với những mong muốn đạt được của bản thân trong công việc để có được một mục tiêu nghề nghiệp hoàn chỉnh.
Mục tiêu nghề nghiệp khách sạn nên chia thành hai loại mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để phân tích. Cách triển khai mục tiêu nghề nghiệp như vậy qua đó sẽ rõ ràng hơn về thời gian cũng như là định hướng cụ thể hơn về những dự định đã đặt ra của ứng viên.
Để mục tiêu nghề nghiệp của mình thêm phần nổi bật thì ứng viên lên nhấn mạnh vào những kinh nghiệm của bản thân trong ngành khách sạn hoặc các ngành dịch vụ khác có liên quan. Việc đan xen các kinh nghiệm với những mục tiêu đặt ra trong công việc đang ứng tuyển sẽ khiến cho mục tiêu của bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác cùng tuyển.
Trong trường hợp bạn là người chưa có bất cứ một kinh nghiệm nào trong công việc đang ứng tuyển thì để viết mục tiêu nghề nghiệp khách sạn thu hút thì nên đưa vào đó những phẩm chất, kỹ năng có được để biết vào mục tiêu. Đồng thời hãy thể hiện rõ được những mong muốn được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Thông qua đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có sự cầu tiến và hết mình với công việc.
Để viết được mục tiêu nghề nghiệp khách sạn là không hề khó và điều quan trọng ở đây là bạn cần phải biết chọn lọc và biết cách đưa thông tin mục tiêu nghề nghiệp vào CV của mình. Từ điều đó sẽ góp phần làm nổi bật những năng lực nghề nghiệp và khiến cho CV của bạn thêm phần ấn tượng so với các ứng viên cùng tuyển khác.
Trong khách sạn sẽ có rất nhiều vị trí làm việc khác nhau và mỗi vị trí đó cũng sẽ có một mục tiêu nghề nghiệp khác biệt. Sau đây là bật mí về một vài mẫu mục tiêu nghề nghiệp của các vị trí trong khách sạn dành cho bạn:
- Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân khách sạn: “Mong muốn được mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và được tiếp đón một cách chu đáo khi đến với khách sạn. Bằng những kỹ năng và phong phái ứng xử chuyên nghiệp mong rằng bản thân sẽ hoàn thành được tốt công việc được giao và có cơ hội được trở thành leader trong bộ phận lễ tân vào 5 năm tới.”
- Mẫu mục tiêu nghề nghiệp quản lý khách sạn: “Bằng kỹ năng lãnh đạo của bản thân tôi mong muốn được phát huy hết năng lực của mình để điều phối hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả nhất. Trong tương lai, tôi hy vọng có thể đào tạo được đội ngũ nhân viên khách sạn thật chất lượng để đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và có sự hài lòng tuyệt đối.”
- Mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phục vụ nhà hàng: “Với kiến thức về các nghiệp vụ khách sạn và kỹ năng của bản thân, tôi mong muốn được đen đến các dịch vụ chất lượng tốt nhận đến khách hàng và đem đến sự hài lòng khi trải nghiệp. Trong thời gian tới tôi sẽ không ngừng cố gắng để nâng cao kinh nghiệm và các nghiệp vụ chuyên môn để trở nhân một nhân viên chuyên nghiệp.”
Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp khách sạn để được nhà tuyển dụng đánh giá cao và có một cái nhìn tốt nhất thì khi viết bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Mục tiêu nghề nghiệp khách sạn không được trình bày quá dài dòng. Do còn rất nhiều nội dung cần phải liệt kê khác cho nên phần mục tiêu nghề nghiệp bạn chỉ nên thon gọn trong khoảng từ 3 đến 5 dòng. Tuy nhiên cũng không được trình bày quá ngắn vì sẽ khiến cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn trở nên không rõ ràng.
- Nội dung mục tiêu nghề nghiệp bắt buộc phải có sự liên quan đến công việc ứng tuyển hiện tại. Bạn không được sử dụng một mẫu mục tiêu nghề nghiệp khác để đưa vào trong CV của mình.
- Những mục tiêu đưa vào trong CV khách sạn cũng cần phải có sự thực tế với năng lực bản thân của người viết. Bạn không nên đưa vào đó những mục tiêu nghề nghiệp quá xa tầm với của bản thân vì điều này sẽ khiến bạn trở nên mất chuyên nghiệp.
- Sau khi đã hoàn thiện mục tiêu nghề nghiệp khách sạn cùng với những nội dung khác trong CV thì bạn cần kiểm tra lại các lỗi chính ta, các câu từ đã sử dụng một cách hợp lý hay chưa. Qua đó CV của bạn sẽ thêm phần hoàn hảo hơn và khiến cho năng lực thêm phần nổi bật.
Như vậy, viecmarketing24.com đã đưa đến cho bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp khách sạn vô cùng chi tiết. Mong rằng bạn có thể xây dựng cho mình một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, hợp lý góp phần tạo nên một bản CV hoàn hảo để đạt được sự thành công trong cuộc ứng tuyển của mình.
TIN LIÊN QUAN
Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.
Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!
Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!