Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp QC ấn tượng và thu hút nhất

By   admin    09/04/2022

Khi đi xin việc ngành QC, hay còn gọi là Quality Control (kiểm tra chất lượng), bạn cần chuẩn bị một hồ sơ xin việc và kèm theo đó là bản CV xin việc ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc sai lầm trong bản CV xin việc vì thiếu đi phần mục tiêu nghề nghiệp hoặc viết quá hời hợt. Vậy mục tiêu nghề nghiệp trong CV QC có quan trọng hay không? Ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về mục tiêu nghề nghiệp QC và cách viết sao cho thật ấn tượng nhé!

1. Có cần thiết đưa mục tiêu nghề nghiệp QC vào CV xin việc?

Có thể nói, nhờ mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc QC, nhà tuyển dụng sẽ biết được định hướng công việc của bạn và khẳng định bạn là ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bởi vậy, đây là phần thông tin cực kỳ quan trọng trong CV và bạn cần chú trọng, sử dụng lời văn trau chuốt, mượt mà.

Mục tiêu nghề nghiệp QC không thể thiếu trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp QC không thể thiếu trong CV xin việc

Tuy nhiên, để có thể viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho ấn tượng và thu hút thì không phải điều đơn giản. Đặc biệt là ngành nghề đặc thù như QC, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để có thể hướng tới những điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Hơn hết, bạn cũng không được nói chung chung mà cần phải nêu chi tiết về những mục tiêu, dự định cũng những thế mạnh của bạn trong phần này. Khám phá phần kế tiếp để tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp QC sao cho ấn tượng nhé!

2. Hướng dẫn chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp QC

2.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc QC

Trong doanh nghiệp, lĩnh vực kiểm tra và kiểm soát chất lượng ngày càng trở nên quan trọng hơn, ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp cạnh tranh trên lĩnh vực thương trường. Bởi vậy, bạn cần phải tìm ra những mục tiêu để mình có thể thăng tiến nhanh chóng trong vai trò là nhân viên QC.

Bám sát vào yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bám sát vào yêu cầu của nhà tuyển dụng

Để có thể viết mục tiêu nghề nghiệp hay nhất trong CV xin việc QC, bạn cần suy nghĩ kỹ càng về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bản thân mình và cố gắng đưa ra những mục tiêu kết nối với công việc mà bạn ứng tuyển.

Chẳng hạn như:

“Nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đảm bảo quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng đạt được tiêu chuẩn đề ra” hay “Cải tiến quy trình và phát triển các sản phẩm của công ty, thăng tiến lên leader QC sau 2 năm làm việc tại công ty”.

2.2. Một số lưu ý cần biết

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực QC, bạn cần phải nắm được một số lưu ý như sau:

2.2.1. Phù hợp với vị trí

Khi ứng tuyển vào vị trí QC, bạn cần chuẩn bị một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp. Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển vào nhiều công ty, bạn không nên sử dụng chung 1 mục tiêu nghề nghiệp mà cần chỉnh sửa sao cho phù hợp. Bởi nếu bạn chỉ “apply” hàng loạt vào nhiều công ty và sử dụng chung mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp.

Phù hợp với vị trí ứng tuyển
Phù hợp với vị trí ứng tuyển

Bởi vậy, bạn cần cẩn thận chỉnh sửa phần mục tiêu nghề nghiệp của mình thật chăm chút và kỹ lưỡng, đảm bảo mục tiêu mà bạn đưa ra sẽ phù hợp với tầm nhìn và định hướng của công ty mà bạn ứng tuyển.

2.2.2. So sánh năng lực bản thân

Có thể khi bạn ứng tuyển cho một vị trí nào đó, bạn sẽ có mong muốn và kỳ vọng riêng của bản thân. Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào vị trí QC trong một công ty nào đó, bạn cần so sánh năng lực của bản thân với mục tiêu chung của công ty, sau đó chọn lọc ra những kỹ năng và mục tiêu phù hợp.

Bạn chỉ nên đưa ra những mục tiêu nằm trong tầm với, mục tiêu mà bạn có thể đạt được nếu cố gắng hết mình. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn, cho rằng bạn là người có tầm nhìn và trung thực.

2.2.3. Tránh mục tiêu mập mờ hay dài dòng

Khi viết các mục tiêu của mình, bạn cũng không nên đưa ra mục tiêu quá chung chung như sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao hay làm tốt nhiệm vụ được giao phó. Bởi nếu chỉ đưa ra mục tiêu như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không biết được bạn có kỹ năng gì, trình độ ra sao, muốn làm việc ở vị trí nào…

Tránh mục tiêu mập mờ hay dài dòng
Tránh mục tiêu mập mờ hay dài dòng

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng không nên viết các mục tiêu dài dòng, khiến CV của mình lan man và trông như muốn “cuốn truyện”. Bạn hãy tập trung chủ yếu vào công việc, kỹ năng và viết ngắn gọn.

3. Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC

3.1. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC quản lý chất lượng

Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí QC quản lý chất lượng, bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp như sau: 

- “Được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và nhận được mức lương hấp dẫn, đồng thời tôi sẽ vận dụng những kiến thức QC mà tôi đã học để hoàn thành công việc nhanh chóng. Sau 1 năm làm việc, mong muốn trở thành quản lý nhóm QC”.

- “Hiểu biết kỹ càng về các tiêu chuẩn ISO, có kỹ năng giám sát chất lượng, đảm bảo các công đoạn thực hiện sản phẩm đúng theo quy định về kiểm soát chất lượng. Thành thạo về phần mềm quản lý chất lượng và phân tích chất lượng”.

3.2. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC điện tử

Trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành QC điện tử, bạn cần đọc kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng được các kỹ năng cần có.

Mục tiêu nghề nghiệp QC điện tử
Mục tiêu nghề nghiệp QC điện tử

Ví dụ: “Tốt nghiệp trường Đại học ABC chuyên ngành Kiểm soát chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Mong muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và trở thành một nhân viên kiểm tra chất lượng điện tử chuyên nghiệp”.

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện

3.3. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC ngành dược

Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

“Có kỹ năng quản lý, giám sát và xử lý sự cố nhanh chóng, mong muốn trở thành chuyên viên kiểm tra chất lượng về dược phẩm chuyên nghiệp. Đưa công ty ngày càng phát triển và trở thành một leader trong 2 năm tới”.

Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ

3.4. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC ngành may

Nhân viên QC dệt may có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra các sản phẩm sau khi đã hoàn thành cắt và in để bàn giao may. Ngoài ra, họ còn kiểm tra quá trình thiết kế mẫu, chất lượng nguyên vật liệu và đảm bảo các nguyên vật liệu đều đáp ứng trước khi đưa vào sản xuất. Họ cũng là người kịp thời phát hiện ra những sản phẩm hỏng, lỗi để có thể kịp thời xử lý.

Vì vậy, so với các ngành khác, QC ngành may là ngành có tính chất công việc đặc thù. Vì vậy, để có thể viết được mục tiêu nghề nghiệp trong CV QC may, bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc và nhiệm vụ mà mình cần thực hiện.

Ví dụ: “Là người cẩn thận, tỉ mỉ, có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng may mặc trong vòng 2 năm, vì vậy tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí QC may, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó”.

3.5. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp QC ngành gỗ

Khi bạn ứng tuyển vào vị trí QC ngành gỗ, bạn sẽ có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng của các loại gỗ và thực hiện các nhiệm vụ mà công ty đề ra, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Mục tiêu nghề nghiệp QC ngành gỗ
Mục tiêu nghề nghiệp QC ngành gỗ

Ví dụ: “Với kỹ năng quản lý, kiểm tra chất lượng gỗ trong 3 năm, tôi tin mình có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà công ty giao phó, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm được kiểm định tốt nhất”.

Như vậy, mục tiêu nghề nghiệp QC vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong CV xin việc. Vì vậy, để có thể có một mục tiêu phù hợp với vị trí ứng tuyển và yêu cầu của công ty, bạn cần đọc kỹ phần mô tả công việc. Đồng thời, mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đưa ra nên ngắn gọn, chỉn chủ, chính xác, nêu rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Chúc bạn may mắn!

TIN LIÊN QUAN

Bạn đã biết bí quyết để viết mục tiêu nghề nghiệp developer chưa?

Cách viết CV xin việc

Bạn đã biết bí quyết để viết mục tiêu nghề nghiệp developer chưa?

Mục tiêu nghề nghiệp developer nằm trong số những chiến lược mà bạn có thể sử dụng để tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng. CV xin việc “đẹp” về kinh nghiệm, chuyên môn và bằng cấp để có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng là tất cả những gì bạn cần để giành được tấm vé tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Muốn vậy thì bạn phải khiến cho nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV. Tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp developer và một số lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp developer qua bài viết sau đây.

Mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk và cách viết chi tiết nhất

Cách viết CV xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk và cách viết chi tiết nhất

Khi viết CV xin việc IT Helpdesk, trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nên viết thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Thực tế, bạn không cô đơn, bởi đa phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV thường “làm khó” các ứng viên và khiến họ “đau đầu”. Vậy mục tiêu nghề nghiệp cho IT Helpdesk có vai trò ra sao và cách viết thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT Helpdesk nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp Designer và hướng dẫn cách viết ấn tượng nhất

Cách viết CV xin việc

Mục tiêu nghề nghiệp Designer và hướng dẫn cách viết ấn tượng nhất

Ngày nay, CV là một trong những giấy tờ giúp ứng viên đến gần hơn với cơ hội việc làm và ngành Designer cũng vậy. Tuy nhiên, khi viết CV xin việc Designer, nhiều bạn thường quá chú trọng và để tâm tới kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm mà bỏ quên phần mục tiêu nghề nghiệp. Cùng tìm hiểu vì sao mục tiêu nghề nghiệp Designer lại quan trọng và cách viết mục này trong CV xin việc qua bài viết dưới đây nhé!