Khi làm việc trong lĩnh vực Marketing, bạn sẽ bắt gặp cụm từ PR rất nhiều. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ PR nghĩa là gì cũng như vai trò và công cụ để PR chưa?
Khi làm việc trong lĩnh vực Marketing, bạn sẽ bắt gặp cụm từ PR rất nhiều. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ PR nghĩa là gì cũng như vai trò và công cụ mà PR sử dụng hay không? Bài viết này giúp bạn tổng hợp những điều cần biết về PR.
PR là một công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả. Nó là viết tắt của từ Public Relation hay còn được gọi với cái tên “Quan hệ công chúng”. PR chính là những biện pháp kích thích nhu cầu của người tiêu dùng một cách gián tiếp.
Nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa quảng cáo và PR bởi chúng có một số nét khá giống nhau, nhưng hãy phân biệt nó một cách rõ ràng. Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức mà chúng hoạt động.
Giả sử một công ty muốn truyền thông rằng công ty rất tuyệt vời thì trên phương diện quảng cáo, chính bản thân công ty sẽ lên tiếng nói rằng: “Chúng tôi là một công ty tuyệt vời!”. Nhưng trên phương diện PR, đội ngũ sẽ thông qua đối tượng thứ ba để quảng bá cho công ty và nhận feedback rằng: “Họ là một công ty tuyệt vời!”
Tìm hiểu thêm: Branding là gì?
Trợ giúp cho việc tung ra sản phẩm mới
Để sản phẩm được mọi người biết đến một cách nhanh chóng, ngoài bộ phận quảng cáo cho sản phẩm thì công việc của PR cũng rất quan trọng. Họ sẽ là người thu thập các phản hồi từ khách hàng, từ đó giúp cho việc kịp thời cập nhật và hiệu chỉnh tính năng của sản phẩm để phù hợp với mong muốn của khách hàng.
Hỗ trợ cho việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi
Ở giai đoạn chín muồi của sản phẩm, doanh số sẽ đạt mức cao nhất nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và đổi mới chiến lược Marketing nếu muốn kéo dài vòng đời của sản phẩm.
PR sẽ giúp doanh nghiệp tái định vị hình ảnh và sản phẩm một cách hiệu quả nhất nhờ tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.
Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng cụ thể
Khi doanh nghiệp muốn tập trung khai thác triệt để một nhóm khách hàng nào đó, có thể là nhóm khách hàng mục tiêu hoặc là muốn mở rộng nhóm khách hàng, bộ phận PR sẽ có chức năng tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như theo sát nhóm khách hàng để nắm bắt kịp thời mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng.
Giải quyết khủng hoảng truyền thông
Đây chính là nhiệm vụ rất riêng của PR và việc khẳng định bộ phận PR có tốt hay không chính là dựa vào việc họ có giải quyết được khi khủng hoảng truyền thông xảy ra hay không.
Khủng hoảng truyền thông là những lời đồn thổi hay scandal về sản phẩm của doanh nghiệp và nhiệm vụ của PR là làm dịu đi dư luận khi scandal xảy ra.
Xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp
Cùng với các bộ phận khác như quảng cáo hay chăm sóc khách hàng, PR giúp xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp và giúp hình ảnh ấy được nhiều người biết đến nhất có thể.
Tìm hiểu thêm: Vai trò quan trọng và lợi ích của social marketing trong doanh nghiệp
Tài trợ các sự kiện
Có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn công cụ này để PR cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp có thể tài trợ cho các buổi hội thảo, sự kiện văn hóa thể thao hay các buổi lễ kỷ niệm…
Với việc tài trợ như vậy, doanh nghiệp có cơ hội được xuất hiện trên các băng rôn tuyên truyền hay áp phích quảng cáo, từ đó giúp khách hàng nhận diện được hình ảnh của doanh nghiệp.
Tổ chức hội nghị khách hàng, lấy ý kiến của khách hàng về doanh nghiệp
Với những doanh nghiệp lớn, họ sẽ tổ chức các buổi hội nghị khách hàng để nhận phản hồi từ khách hàng, từ đó nâng cao khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Còn những doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ lấy phản hồi của khách hàng từ những trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram…
Ra các ấn phẩm như: báo cáo tổng kết hàng năm, các sách chỉ dẫn, các bản tin nội bộ và tạp chí của doanh nghiệp…
Việc ra các ấn phẩm này giúp việc vận hành bộ máy của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn cũng như tạo động lực, mục tiêu cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai.
Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn một sự hiểu biết nhất định về PR và giúp bạn có thêm thông tin để bước chân trên con đường PR này.
>> Tìm hiểu thêm:
TIN LIÊN QUAN
Hiện nay, nhu cầu về nhân lực cho ngành Marketing vô cùng lớn, trong đó không thể không nhắc đến vị trí Content Marketing. Đây là vị trí thu hút nhiều bạn trẻ năng động và có nhiều sự sáng tạo, thỏa sức khai phá các thông tin trên internet. Vậy nhân viên Content Marketing là gì? Công việc của Content Marketing là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về vị trí nhân viên Content Marketing qua bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, với sự bùng nổ của internet, nhu cầu sử dụng các công cụ trực tuyến và mạng xã hội ngày càng tăng cao. Đây cũng chính là phương thức giúp các nhà Marketing online tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Bởi vậy mà các doanh nghiệp đang thực hiện “săn lùng” những ứng viên Marketing online chuyên nghiệp. Vậy nhân viên Marketing online là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về vị trí nhân viên Marketing online qua bài viết bên dưới nhé!
Đâu là những việc làm marketing dễ xin việc nhất tại Hà Nội? Hãy cùng tìm hiểu ngay marketing là gì và những công việc trong ngành marketing dễ tìm nhất tại Hà Nội.