Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Vậy quy trình bán hàng là gì?
Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Bài viết sau sẽ cho bạn biết cần làm gì để xây dựng nên một quy trình bán hàng cho doanh nghiệp của bạn.
Quy trình là cách thức, thứ tự thực hiện một việc, một hoạt động đã được đề ra, đã được quy định, nó mang tính chất bắt buộc chúng ta phải đáp ứng đúng những mục tiêu đã đề ra.
Bán hàng chính là quá trình mà người bán liên lạc với những khách hàng tiềm năng để có thể tìm hiểu được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng, trình bày, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, và lựa chọn phương thức thanh toán, giao hàng.
Vậy tóm lại, quy trình bán hàng của doanh nghiệp thực chất là trình tự, cách thức mà doanh nghiệp dùng để thực hiện các hoạt động bán hàng đã được định sẵn, mang tính bắt buộc để có thể đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra trước đó của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết kinh doanh hiệu quả giúp bán hàng ngàn đơn 1 ngày
Nhìn chung mỗi một công ty, một doanh nghiệp thì đều sẽ có cho riêng mình một quy trình bán hàng sao cho phù hợp với đặc thù, nhu cầu của mình. Nhưng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp thì sẽ có 7 bước:
Bước 1: Bước chuẩn bị
Chuẩn bị luôn luôn là bước đầu tiên khi chúng ta thực việc bất kỳ một công việc, một ngành nghề nào đó. Cho dù bạn có mới bước chân vào lĩnh vực này hoặc bạn có là chuyên gia đi chăng nữa thì cũng tuyệt đối không được bỏ qua bước này!
Chúng ta cần phải chuẩn bị:
Thông tin về sản phẩm của mình (đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm) để có thể cung cấp cho khách hàng, những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại.
Có kế hoạch bán hàng chi tiết, cụ thể để có thể dễ dàng xác định được đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng tới. Sau đó lên danh sách khách hàng tiềm năng để tìm hiểu rồi tiếp cận.
Có báo giá, giấy giới thiệu
Chuẩn bị cho bản thân mình trạng thái tâm lý tự tin, vui vẻ, trang phục chỉnh chu, lịch sự, chuyên nghiệp để đi gặp khách hàng.
Bước 2: Lập danh sách và tìm kiếm những vị khách hàng tiềm năng
Sau khâu chuẩn bị ở bước 1 thì bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm đó chính là tìm kiếm những vị khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các khách hàng tiềm năng thông qua Internet, sự kiện,... Bạn cần phải nỗ lực tìm kiếm, có thái độ chân thành, nhiệt tình đối với khách hàng.
Bước 3: Tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
Sau khi bạn đã tìm được khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải tìm cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng đã tìm được ở bước thứ 2.
Bước 3 chính là bước mà giữa bạn và khách hàng tiềm năng xây dựng nên mối quan hệ cung-cầu với nhau và bạn sẽ tiếp tục thu thập thông tin cần thiết của khách hàng.
Để việc tiếp cận khách hàng được dễ dàng, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về khách trước, sau đó sẽ giới thiệu, liên lạc với khách hàng, cung cấp những thông tin có lợi cho khách hàng rồi hẹn gặp để có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng về sản phẩm của mình.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm
Trong bước này, bạn nên tập trung đi vào lợi ích, nên tối giản đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Qua bước 3 thì bạn cần xem xét sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng lợi ích gì. Dựa vào nhu cầu của khách hàng để giới thiệu sao cho phù hợp với sản phẩm của mình.
Bước 5: Đưa ra giá cả và thuyết phục:
Sau khi thành công trong việc nói chuyện với khách hàng thì bạn sẽ nhận được đề nghị báo giá từ khách hàng. Trong khi lúc chuyện cũng như báo giá với khách hàng, hãy cố gắng đưa ra những lợi ích mà sản phẩm mang lại, những thứ mà khách hàng nhận được sẽ nhiều hơn so với số tiền mà họ đã bỏ ra.
Luôn luôn có một tâm trạng, trạng thái thoải mái, vui vẻ nhất để khách hàng đối diện cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện.
Bước 6: Chốt lại đơn hàng
Bước 6 chính là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng nên một chu trình bán hàng chuyên nghiệp. Khi thực hiện các bước trên bạn đều phải hướng chúng tới việc chốt lại đơn hàng.
Để việc chốt đơn hàng diễn ra thuận lợi nhất, khi tiếp cận khách hàng ở các bước trước đó, bạn cần phải có những lời nói, lời nhận xét, cử chỉ chu đáo, tận tình, khiến khách hàng cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu khi mua hàng.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng
Bước 7 cũng là bước cuối cùng trong việc xây dựng một chu trình bán hàng chuyên nghiệp là một bước quan trọng bắt buộc nhân viên bán hàng/kinh doanh không được bỏ qua. Nếu bạn nghĩ chốt đơn, bán được hàng là đã xong thì đó là một sai lầm lớn!
Xem thêm: Doanh số bán hàng là gì? Bí quyết tăng doanh số hiệu quả nhất
Một người kinh doanh chuyên nghiệp sẽ luôn quan tâm khách hàng của mình theo một cách nào đó để duy trì mối quan hệ của người mua và người bán. Bán được hàng chưa hẳn đã khó, khó nhất chính là giữ chân được khách hàng!
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thể xây dựng được cho doanh nghiệp của mình một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm:
TIN LIÊN QUAN
Nhân viên kinh doanh vẫn được biết đến là vị trí làm việc giúp con người ta “nhanh giàu” nhất vì ngoài mức lương cứng thì nhân viên kinh doanh còn có các khoản hoa hồng khi mang về doanh số cho doanh nghiệp
Cách tìm việc làm chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất tại Hà Nội qua tính năng lọc việc trên website mà bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với bản thân.
Làm thế nào để thuyết trình để thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn?Bài viết sau đây sẽ giúp bạn bí quyết thuyết trình hiệu quả, ấn tượng và thuyết phục.