Sản phẩm là gì? Để kinh doanh tốt cần hiểu rõ về sản phẩm như thế nào?

By   admin    21/11/2019

Sản phẩm là cơ sở tồn tại của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi sản phẩm là gì và cấu tạo của một sản phẩm điển hình trên thị trường.

Sản phẩm chính là cơ sở tồn tại của một doanh nghiệp, vì thế việc hiểu rõ về sản phẩm là một điều vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi sản phẩm là gì và cấu tạo của một sản phẩm điển hình trên thị trường.

Sản phẩm là gì? Khái niệm về sản phẩm

Khái niệm về sản phẩm

Theo Philip Kotler – ông tổ của ngành Marketing, sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận, được sử dụng hoặc tiêu thụ và có khả năng thỏa mãn được một ước muốn hay một nhu cầu mà được pháp luật cho phép.

Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình:

  • Sản phẩm hữu hình: ô tô, xe đạp, tủ lạnh, thức ăn, sách…

  • Sản phẩm vô hình:

  • Dịch vụ: hàng không, khách sạn, y tế…

  • Sự kiện: bóng đá (lượt xem, bản quyền)

  • Trải nghiệm: Disneyland, nơi sang chảnh như Starbuck…

  • Ý tưởng: quảng cáo, nội dung tuyên truyền…

  • Địa điểm: Vịnh Hạ Long, khu resort…

  • Con người: nghệ sĩ, chính trị gia…

  • Tổ chức: quân đội, tôn giáo,…

  • Thông tin: hộ gia đình, người tiêu dùng.

Cấu tạo sản phẩm

Một sản phẩm bao gồm 5 cấp độ cấu thành:

  • Lợi ích cốt lõi (core benefit)

Lợi ích cốt lõi là giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, trả lời câu hỏi khách hàng mua sản phẩm để làm gì?

Nhà kinh tế học, giáo sư tại trường Harvard Theodore Levitt đã từng đưa ra một ví dụ về lợi ích cốt lõi vô cùng chân thực rằng: “Người ta không mua một cái khoan, người ta mua một lỗ khoan. Công ty của chúng ta sản xuất vật liệu để mọi người xây nhà chứ không phải sản xuất gạch. Công ty chúng ta bán một công cụ lưu lại ký ức và hình ảnh chứ không phải bán máy ảnh. Công ty chúng ta sản xuất ra những gia vị giúp bữa ăn thêm ngon miệng chứ không phải sản xuất hạt nêm”.

  • Sản phẩm hiện thực (basic product)

Sản phẩm hiện thực là tổng thể các bộ phận của sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất thực tế như hình dạng, kích thước, màu sắc, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, là sự thể hiện bên ngoài của chất lượng sản phẩm và cần được cải tiến thường xuyên.

  • Sản phẩm mong đợi (expected product)

Sản phẩm mong đợi là những thuộc tính và những điều kiện của sản phẩm mà người mua thường mong đợi khi mua sản phẩm.

  • Sản phẩm bổ sung (augmented product)

Sản phẩm bổ sung là phần tăng thêm vào sản phẩm hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác để phân biệt mức ưu việt về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và là phần sản phẩm vượt ngoài sự mong đợi của khách hàng.

  • Sản phẩm tiềm năng (potential product)

Sản phẩm là gì? Tìm hiểu sản phẩm đề kinh doanh tốt

Sản phẩm tiềm năng là những yếu tố đổi mới của sản phẩm mà người mua có thể nhận được trong tương lai và thể hiện khả năng phát triển của sản phẩm trong tương lai.

Xem thêm: Quy trình bán hàng chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp

Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của sản phẩm:

Giả sử sản phẩm mà bạn kinh doanh là dịch vụ khách sạn thì các cấu độ cấu thành sản phẩm này là:

  • Lợi ích cốt lõi là sự nghỉ ngơi và giấc ngủ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng

  • Sản phẩm hiện thực là cơ sở vật chất mà khách sạn có bao gồm phòng khách sạn, giường, máy lạnh và các tiện nghi khác

  • Sản phẩm mong đợi là khách hàng sẽ mong đợi khách sạn có phòng, giường sạch sẽ, máy lạnh tốt.

  • Sản phẩm bổ sung là những dịch vụ kèm theo như phục vụ bữa sáng miễn phí.

  • Sản phẩm tiềm năng là khách hàng sẽ được đón tận nơi ở sân bay vào lần sau nếu khách hàng tiếp tục lựa chọn khách sạn này làm nơi nghỉ ngơi.

Hoặc một sản phẩm hữu hình khác là điện thoại di động có cấu tạo như sau:

  • Lợi ích cốt lõi là liên lạc với người thân và bạn bè của khách hàng

  • Sản phẩm hiện thực là bản thân chiếc điện thoại bao gồm màu sắc, độ bền, nhãn hiệu, kích thước…

  • Sản phẩm mong đợi là sự nhỏ gọn, có thể nhắn tin, gọi điện dễ dàng.

  • Sản phẩm bổ sung là những ứng dụng khác như nghe nhạc, chụp ảnh hay kết nối 3G.

  • Sản phẩm tiềm năng là sự cải tiến về định vị, GPS, tìm đường của điện thoại

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về sản phẩm và có thể giúp ích cho việc định vị sản phẩm của bạn trên thị trường trong hiện tại và tương lai.

>> Tìm hiểu thêm:

TIN LIÊN QUAN

Những áp lực của nhân viên kinh doanh không phải ai cũng biết!

Bán Hàng - Kinh Doanh

Những áp lực của nhân viên kinh doanh không phải ai cũng biết!

Nhân viên kinh doanh vẫn được biết đến là vị trí làm việc giúp con người ta “nhanh giàu” nhất vì ngoài mức lương cứng thì nhân viên kinh doanh còn có các khoản hoa hồng khi mang về doanh số cho doanh nghiệp

Cách tìm việc chăm sóc khách hàng tại Hà Nội qua tính năng lọc việc

Bán Hàng - Kinh Doanh

Cách tìm việc chăm sóc khách hàng tại Hà Nội qua tính năng lọc việc

Cách tìm việc làm chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất tại Hà Nội qua tính năng lọc việc trên website mà bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với bản thân.

Bật mí quy trình bán hàng chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp

Bán Hàng - Kinh Doanh

Bật mí quy trình bán hàng chuẩn nhất dành cho doanh nghiệp

Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Vậy quy trình bán hàng là gì?