SWOT là từ viết tắt bởi những chữ cái đầu tiên của những từ Strengths (điểm mạnh) – Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức)
Ngày nay, mô hình SWOT không còn xa lạ với các doanh nghiệp, các lãnh đạo cấp cao. Từ kết quả phân tích SWOT bạn có thể đưa ra được chiến lược cũng như kế hoạch quản trị từ cá nhân cho đến doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu và cung cấp thông tin về SWOT.
SWOT là từ viết tắt bởi những chữ cái đầu tiên của những từ Strengths (điểm mạnh) – Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) – Threats (thách thức) . Phân tích SWOT là một công cụ căn bản nhưng hiệu quả cao để bạn có cái nhìn tổng thể về tài chính hay những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Thông qua phân tích SWOT bạn có thể nhìn nhận được chính mình cũng như các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể xác định vị thế, định hướng, đưa ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tìm hiểu thêm: Business là gì? Những điều cần biết liên quan đến ngành Business
Bạn cần hiểu rõ và ứng dụng mô hình hợp lý để đạt được kết quả mong muốn. SWOT gồm 4 phần: S-W-O-T
Strengths: là những tác nhân bên trong có lợi, mang tính tích cực giúp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Weaknesses: là những tác nhân bên trong gây khó khăn, mang tính tiêu cực cản trở việc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Opportunities: là những tác nhân bên ngoài như xã hội, thị trường,… giúp đạt được mục tiêu.
Threats: là những tác nhân bên ngoài như xã hội, thị trường, chính phủ,…gây khó khăn, cản trở việc đạt được mục tiêu của bạn.
Mục đích của việc phân tích này là biết được những điểm mạnh để phát huy bên cạnh đó cũng cần khắc phục những hạn chế. Và bạn cần áp dụng kết quả phân tích SWOT một cách hợp lý để đưa ra kế hoạch hành động thông minh, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta khó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu hay nhầm lẫn khi chỉ rõ ràng những điều tích cực, tiêu cực.
Điểm mạnh:
Đầu tiên, điểm mạnh là một lợi thế của riêng doanh nghiệp. Nó bao gồm các điểm nổi bật, độc đáo và riêng biệt mà bạn có khi so sánh với đối thủ.
Lợi thế của công ty là gì?
Trên thị trường cái gì được coi là điểm mạnh của bạn?
Giá bán sản phẩm có rẻ hơn so với thị trường?
Sản phẩm của bạn có gì hơn sản phẩm của đối thủ (chất lượng, giá cả, mẫu mã,…)?
Điều gì giúp bạn bán được hàng?
Những nguồn lực mà bạn có là gì?
Chiến lược bán hàng của bạn có gì hơn so với đối thủ?
Chiến dịch quảng cáo của bạn có những ưu điểm gì?
Điểm yếu
Đây là những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp là những hạn chế mà bạn cần phải khắc phục để chúng không cản trở mục tiêu bạn đề ra.
Doanh thu bị hao hụt do đâu?
Sản phẩm còn những điểm gì chưa bằng đối thủ?
Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của đối thủ mà không phải của bạn?
Giá bán sản phẩm có quá cao so với thị trường?
Chiến dịch quảng cáo marketing trước có hiệu quả?
Khách hàng có thật sự hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng?
Cơ hội
Là những tác nhân bên ngoài giúp việc kinh doanh thuận lợi:
Sự phát triển của thị trường
Thay đổi công nghệ và thị trường
Thay đổi chính sách của chính phủ
Đối thủ của bạn đang yếu kém
Bạn sẽ có được cơ hội gì khi quảng cáo qua internet trong thời đại 4.0 (chi phí có rẻ hơn, đem lại hiệu quả hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn?)
Thách thức
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho việc đi đến thành công chính là thách thức.
Thay đổi của công nghệ đe dọa vị thế của bạn?
Lượng hàng bán được có bù lại được khoản chi phí bỏ ra trước đó?
Khách hàng mục tiêu bạn đang hướng tới liệu có phải là khách hàng tiềm năng?
Bạn phải đối mặt với trở ngại nào?
Bạn có vấn đề về sản phẩm, dịch vụ hay việc xoay vốn?
Sau khi tìm ra nguy cơ, bạn cần tìm hướng giải quyết và đối phó với những nguy cơ này. Bên cạnh đó bạn cũng có thể phân tích SWOT đối với đối thủ để nắm rõ được đối thủ, biết được mình nên làm gì để cạnh tranh tốt hơn.
Trên đây là những kiến thức về mô hình phân tích SWOT , hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu và áp dụng được phương pháp phân tích SWOT vào những lĩnh vực mà bạn cần trong cuộc. Cuối cùng chúc các bạn thành công!
>> Tìm hiểu thêm:
TIN LIÊN QUAN
Nhân viên kinh doanh vẫn được biết đến là vị trí làm việc giúp con người ta “nhanh giàu” nhất vì ngoài mức lương cứng thì nhân viên kinh doanh còn có các khoản hoa hồng khi mang về doanh số cho doanh nghiệp
Cách tìm việc làm chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất tại Hà Nội qua tính năng lọc việc trên website mà bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với bản thân.
Xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn, chuyên nghiệp chính là cách hợp thức hóa quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên. Vậy quy trình bán hàng là gì?