Telemarketing đang là hình thức tiếp thị rất phổ biến trong nền Marketing hiện đại Cùng tìm hiểu Telemarketing là gì và cách lên kế hoạch Telemarketing sau đây.
Telemarketing hiện đang là hình thức tiếp thị rất phổ biến trong nền Marketing hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu Telemarketing là gì và các doanh nghiệp phải làm sao để có kế hoạch Telemarketing hiệu quả.
Telemarketing là một chiến lược tiếp thị liên quan đến việc kết nối khách hàng thông qua các cuộc điện thoại. Hầu hết các cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại là "cuộc gọi lạnh", nghĩa là người nhận cuộc gọi không yêu cầu người tiếp thị liên hệ qua điện thoại với họ.
Telemarketing có thể giúp nhiều tổ chức doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Mục đích các cuộc gọi của công ty tới các cá nhân là để giới thiệu sản phẩm cho họ và bán được những sản phẩm đó. Đây cũng là một chiến lược quan trọng trong bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, quảng bá sự kiện, vận động chính trị và tạo ra các thủ tục bán hàng tinh vi hơn.
Đôi khi các nhà tiếp thị đã có sẵn thông tin cá nhân của khách hàng khi họ gọi cho khách hàng, biết rằng người đó đã mua các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan từ các nhà cung cấp hoặc cửa hàng khác.
Tìm hiểu thêm: Email Marketing là gì?
Tiếp thị qua điện thoại có thể được sử dụng để đạt được một số mục tiêu kinh doanh khác nhau, bao gồm:
- Bán các sản phẩm của doanh nghiệp
- Tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng cho đội ngũ sales.
- Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu người tiêu dùng
- Duy trì liên lạc với khách hàng hiện tại hoặc khuyến khích khách hàng trước đó quay trở lại.
Bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào quan tâm đến việc sử dụng Telemarketing trước tiên phải có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm mà họ muốn đưa ra thị trường. Điều này không chỉ có nghĩa là cung cấp cho nhóm tiếp thị nhiều thông tin về các tính năng và thông số kỹ thuật của sản phẩm, mà còn có nghĩa là tiến hành nghiên cứu về những đối tượng có khả năng sẽ quan tâm đến sản phẩm.
Hầu hết các hoạt động tiếp thị Telemarketing nhắm đến mục tiêu nhân khẩu học cụ thể. Tổ chức doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về nhân khẩu học mục tiêu của mình, chẳng hạn như thói quen mua hàng, hành vi tiêu dùng của một nhóm người và các loại sản phẩm mà họ coi trọng nhất.
Ví dụ: Nếu dịch vụ dọn dẹp muốn sử dụng chiến lược tiếp thị qua điện thoại, họ có thể đọc dữ liệu thị trường và thực hiện khảo sát để tìm ra loại khách hàng nào có nhu cầu làm sạch chuyên nghiệp nhất và họ muốn gì trong dịch vụ vệ sinh.
Với đội ngũ tiếp thị được thông báo chính xác và hoàn thành nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo của công ty là đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho những gì mà chiến dịch Telemarketing cần thực hiện. Chiến dịch có thể là về việc tăng doanh số, tìm kiếm các đối tượng khách hàng tiềm năng mới hoặc đơn giản là thu thập dữ liệu thị trường có thể được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị và bán hàng khác.
Khi doanh nghiệp đã đưa ra mục tiêu chiến dịch của mình, tiếp theo có thể tạo ra các tài liệu thực tế được sử dụng trong các cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại. Nhiều công ty đã viết kịch bản cho các cuộc gọi và yêu cầu nhân viên tiếp thị của họ đọc và ghi nhớ để áp dụng vào các cuộc gọi thực tế đối với khách hàng. Cho phép các cuộc gọi được diễn ra riêng tư và nếu bị khách hàng từ chối nhận cuộc gọi, đội ngũ nhân viên tiếp thị sẽ tìm cách hẹn lại trong thời gian trống của khách hàng để có thể tư vấn và hỗ trợ sau.
Giai đoạn cuối cùng của các chiến dịch Telemarketing phụ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch. Nếu đó là một chiến dịch bán hàng trực tiếp, giai đoạn cuối cùng là kết thúc bán hàng. Điều này có thể xảy ra trong một cuộc gọi hoặc sau một vài cuộc gọi trong thời gian cụ thể.
Các chiến dịch được thiết kế để tìm kiếm khách hàng tiềm năng kết thúc bằng cách phân phối các khách hàng tiềm năng đó cho bộ phận bán hàng. Bất kể mục đích của chiến dịch là gì, nhóm tiếp thị nên đánh giá mức độ hiệu quả chiến và lưu lại những dữ liệu khách hàng đã thu thập được.
Bài viết trên là một số chia sẻ về khái niệm và mục tiêu Telemarketing cũng như những nguyên tắc cơ bản trong việc tạo lập một chiến lược Telemarketing. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng linh hoạt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm:
TIN LIÊN QUAN
Hiện nay, nhu cầu về nhân lực cho ngành Marketing vô cùng lớn, trong đó không thể không nhắc đến vị trí Content Marketing. Đây là vị trí thu hút nhiều bạn trẻ năng động và có nhiều sự sáng tạo, thỏa sức khai phá các thông tin trên internet. Vậy nhân viên Content Marketing là gì? Công việc của Content Marketing là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về vị trí nhân viên Content Marketing qua bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, với sự bùng nổ của internet, nhu cầu sử dụng các công cụ trực tuyến và mạng xã hội ngày càng tăng cao. Đây cũng chính là phương thức giúp các nhà Marketing online tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Bởi vậy mà các doanh nghiệp đang thực hiện “săn lùng” những ứng viên Marketing online chuyên nghiệp. Vậy nhân viên Marketing online là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về vị trí nhân viên Marketing online qua bài viết bên dưới nhé!
Đâu là những việc làm marketing dễ xin việc nhất tại Hà Nội? Hãy cùng tìm hiểu ngay marketing là gì và những công việc trong ngành marketing dễ tìm nhất tại Hà Nội.